Thôi miên có thể giúp gì? 7 điều bạn cần biết về lợi ích của thôi miên

“Thôi miên có thể giúp gì?” là câu hỏi mà mình thường xuyên nhận được trong quá trình giảng dạy và chia sẻ thực hành thôi miên. Nhiều người lầm tưởng về việc “thôi miên là thứ gì đó mà người xấu sử dụng để trục lợi người khác”. Thế nhưng, nếu thực sự bạn tìm hiểu sâu về thôi miên thì sẽ thấy rất nhiều điều ngạc nhiên bởi thôi miên đem lại khá nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta.

Thế nên trong bài viết này, Blog học thôi miên sẽ giúp bạn có câu trả lời thích đáng cho câu hỏi “Thôi miên có thể giúp gì?”.

Có thể bạn chưa biết: Thôi miên có thể giúp hỗ trợ điều trị để từ bỏ thói quen xấu và những nỗi sợ hãi. Thôi miên còn giúp tác động đến các khía cạnh khác của cuộc sống có liên quan đến yếu tố tâm lý…và nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống. Liệu pháp thôi miên không phải là phương thuốc chữa bách bệnh, nhưng thôi miên giúp bạn tiến xa hơn trong việc điều trị những vấn đề bạn đang gặp phải. Ví dụ như:  đóng góp rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị OCD, suy nhược hay trầm cảm…Thôi miên cũng có thể hữu ích trong hội chứng ruột kích thích, đau đầu, hen suyễn, và một số bệnh lý của da (ví dụ, mụn cóc, bệnh vẩy nến). Nó có thể giúp giảm huyết áp. Liệu pháp thôi miên giúp kiểm soát buồn nôn và nôn ói (đặc biệt là dùng trước) liên quan đến hóa trị và rất hữu ích trong chăm sóc ung thư giảm nhẹ.1

Trong quá trình thôi miên, người thôi miên bạn (chuyên gia) sẽ dẫn dắt quá trình điều trị, nhưng bạn vẫn đóng vai trò tích cực cho việc thành công của phiên thôi miên. Nghĩa là: Chỉ khi bạn đồng ý được thôi miên, thì người thôi miên cho bạn mới có cơ hội đưa những gợi ý, ám thị tích cực vào tiềm thức của bạn.

Khi tham gia phiên thôi miên trị liệu, nhà thôi miên sẽ giải đáp tường tận những thắc mắc của bạn và những gì bạn cần làm để có một buổi thôi miên thành công. Hãy đặt câu hỏi nếu bạn có thắc mắc để cảm thấy hoàn toàn thoải mái với những gì sẽ xảy ra trong phiên thôi miên.

1. Thôi miên giúp bạn quản lý cân nặng tốt hơn

Vấn đề kiểm soát cân nặng có thể là một việc cần thiết trong cuộc sống của bạn. Kiểm soát cân nặng do có bệnh nền; do muốn có một thân hình cân đối hoặc một vấn đề tinh thần nào đó khiến bạn mất kiểm soát trong việc ăn uống.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Consulting and Clinical Psychology (1986)2, những người tham gia chương trình giảm cân sử dụng thôi miên đã giảm cân nhiều hơn so với những người chỉ tham gia vào chương trình giảm cân thông thường. Ngoài ra, những người sử dụng thôi miên còn duy trì kết quả giảm cân trong thời gian dài hơn.

Một nghiên cứu khác của American Journal of Clinical Hypnosis (1985)3 cũng cho thấy thôi miên có thể giúp thay đổi thói quen ăn uống và tăng cường động lực, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Các kết quả chỉ ra rằng những người tham gia sử dụng thôi miên có xu hướng giảm cân và duy trì cân nặng ổn định hơn .

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, thôi miên cũng được xem là một phương pháp bổ sung hiệu quả trong việc quản lý cân nặng, giúp thay đổi thói quen ăn uống và duy trì động lực trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp trị liệu nào, kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và việc thôi miên nên được thực hiện bởi những chuyên gia như thế nào.

Mình có một bản ghi âm thôi miên giúp bạn KIỂM SOÁT CÂN NẶNG dựa trên kịch bản chuẩn của hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ (ABH). Bạn nghe trực tiếp ở đây.

2. Thôi miên giúp bạn vượt qua mọi nỗi sợ hãi

Những nỗi sợ như: sợ độ cao; sợ đi máy bay; sợ đi qua sông, qua đò,…Đây là một vấn đề có thật của nhiều người. Mặc dù những nỗi sợ ấy có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, cảm giác không an toàn,…nhưng vẫn cố chịu đựng hoặc né tránh. Một vài phiên coaching, thôi miên với chuyên gia thôi miên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Thôi miên có thể hỗ trợ bạn (người được thôi miên) vượt qua nỗi sợ bằng cách thay đổi cách mà tiềm thức xử lý các tình huống gây lo lắng và sợ hãi.

Trong trạng thái thư giãn sâu, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận các gợi ý tích cực và thay đổi cách phản ứng với những tình huống gây sợ hãi. Bằng cách gợi ý tích cực, đưa bạn vào trạng thái thư giãn sâu trong nền nhạc thôi miên (một loại nhạc đặc biệt dành cho healing, coaching, trị liệu, thôi miên), chuyên gia thôi miên giúp bạn thay thế các phản ứng sợ hãi bằng những cảm giác bình tĩnh và kiểm soát.

Có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của thôi miên trong việc giúp vượt qua nỗi sợ và lo lắng. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:

  1. Một nghiên cứu của Alladin và Alibhai4, công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Hypnosis (2007) đã xem xét hiệu quả của thôi miên kết hợp với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) trong điều trị lo âu. Kết quả cho thấy thôi miên làm tăng hiệu quả của CBT, giúp giảm lo âu và cải thiện tình trạng tổng quát của bệnh nhân .
  2. Nghiên cứu của Schoenberger đăng trên tạp chí Psychiatric Clinics of North America (2000) 5 cũng đã phân tích một loạt các nghiên cứu trước đó về hiệu quả của thôi miên trong điều trị các rối loạn lo âu. Kết quả tổng hợp cho thấy thôi miên có hiệu quả trong việc giảm lo âu và cải thiện sức khỏe tâm lý tổng quát .
  3. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Contemporary Hypnosis and Integrative Therapy của Vandenberg, J. D. (2014) đã nghiên cứu hiệu quả của thôi miên trong việc điều trị các nỗi sợ cụ thể, chẳng hạn như sợ bay. Kết quả cho thấy những người tham gia đã giảm đáng kể cảm giác sợ hãi và lo lắng sau khi tham gia các phiên thôi miên .
  4. Trong một nghiên cứu của Kirsch và cộng sự được công bố trên tạp chí Journal of Consulting and Clinical Psychology (19956), các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu khác nhau và kết luận rằng thôi miên là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị các nỗi sợ và lo âu​​.

Các nghiên cứu này cho thấy thôi miên là một công cụ mạnh mẽ, hiệu quả trong việc giúp vượt qua nỗi sợ và lo âu. Thôi miên có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các liệu pháp tâm lý khác để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Thôi miên giúp bạn tự tin lái xe

Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao thôi miên và lái xe lại đi đôi với nhau.

Uhm…, nếu bạn đang thắc mắc thì có lẽ đó không phải là thứ bạn sẽ được hưởng lợi. Nhưng nếu bạn chợt nghĩ rằng liệu pháp thôi miên có thể giúp ích cho việc giúp bạn tự tin hơn khi lái xe thì đó chắc chắn là điều bạn nên thử.

Có rất nhiều người xung quanh mình có một nỗi sợ đó là sợ lái xe (kể cả xe máy và oto). Thôi miên ngoài việc giúp cho người sắp thi lái xe giảm bớt căng thẳng, lo lắng trước kỳ thi thì có cũng rất có lợi cho những người muốn vượt qua nỗi sợ lái xe để tự tin hơn trong việc cầm lái. Thôi miên sẽ giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng, lo lắng và giúp bạn tập trung, tỉnh táo khi cầm lái. Thôi miên trị liệu kết hợp thực hành chánh niệm hàng ngày sẽ nhân đôi công lực, gia tăng tự tin cho người đó.

4. Thôi miên hỗ trợ giảm bớt những chất gây nghiện

Đời sống nhiều căng thẳng, áp lực khiến người ta tìm đến những chất kích thích và gây nghiện: Nghiện trà, nghiện cafe, nghiện thuốc lá, nghiện rượu,…Thậm chí là nghiện ma túy.

Thôi miên có thể hỗ trợ giảm bớt sự phụ thuộc vào các chất gây nghiện thông qua việc tác động vào tiềm thức của người được thôi miên, thay đổi các thói quen và phản ứng liên quan đến chất gây nghiện. Một trong những cách thôi miên giúp ích là thay đổi hành vi và thói quen xấu. Bằng cách đưa ra các gợi ý tích cực trong trạng thái thôi miên, bạn có thể hình thành những thói quen mới, lành mạnh hơn, giúp họ tránh xa các chất gây nghiện. Ví dụ, thay vì tìm đến rượu để giải tỏa căng thẳng, bạn có thể học cách thư giãn thông qua thiền định hoặc các hoạt động thể chất. Những thói quen mới này không chỉ giúp họ tránh xa các chất gây nghiện mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Thay vì mỗi khi thèm thuốc, thèm rượu bia,…Bạn có thể thay thế chúng bằng cốc nước lọc hoặc cốc nước ép trái cây để giúp sức khỏe tốt hơn.

5. Thôi miên giúp bạn…

Thôi miên giúp giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng liên quan đến chứng nói lắp. Bằng cách đưa người bệnh vào trạng thái thư giãn sâu, nhà thôi miên có thể tạo ra những gợi ý tích cực giúp thay đổi cách người bệnh phản ứng khi phải nói trước người khác. Những gợi ý này giúp bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn, từ đó giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nói lắp.

  1. MSD Manual, tham khảo  Thompson T, Terhune DB, Oram C, et al: ↩︎
  2. Journal of Consulting and Clinical Psychology: Kirsch, I. (1985). Hypnotic enhancement of cognitive-behavioral weight loss treatments—Another meta-reanalysis. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 53(5), 531-538. ↩︎
  3. American Journal of Clinical Hypnosis: Cochrane, G., & Friesen, J. (1986). Hypnotherapy in weight loss treatment. American Journal of Clinical Hypnosis, 29(2), 94-104. ↩︎
  4. Alladin, A., & Alibhai, A. (2007). Cognitive hypnotherapy for depression: An empirical investigation. American Journal of Clinical Hypnosis, 49(3), 249-266. ↩︎
  5. Schoenberger, N. E. (2000). Research on hypnosis as an adjunct to cognitive-behavioral psychotherapy. Psychiatric Clinics of North America, 23(3), 531-547. ↩︎
  6. Kirsch, I., Montgomery, G., & Sapirstein, G. (1995). Hypnosis as an adjunct to cognitive-behavioral psychotherapy: A meta-analysis. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 63(2), 214-220. ↩︎

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang