Ngày nay, căng thẳng đã trở thành một vấn đề phổ biến trong cuộc sống. Áp lực công việc, học tập, mối quan hệ, gia đình…đều có thể khiến bạn căng thẳng. Nếu không biết cách giải tỏa căng thẳng, bạn không chỉ khó chịu, mà về lâu dài, nó còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: đau đầu, mất ngủ, miễn dịch kém, giảm hiệu quả công việc…
Căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống hàng ngày mà mọi người đều trải qua. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một người.
Căng thẳng đã được chứng minh là góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, ví dụ như 1:
- Huyết áp cao
- Tim mạch
- Trầm cảm
- Lo lắng
- Mất ngủ
- Giảm trí nhớ
- Các vấn đề tình dục
- Đau nửa đầu
- Cáu kỉnh
- Tức giận
- Tăng triệu chứng của bệnh xơ cơ
- Dễ dẫn tới các hành vi như: nghiện đồ ngọt, hút thuốc, ít vận động
Trong bài viết này, mình chia sẻ với bạn cách giải tỏa căng thẳng bằng thôi miên. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện, vô cùng tự nhiên và hiệu quả lâu dài. Xin lưu ý rằng bạn không cần là một chuyên gia về thôi miên cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Vậy thôi miên là gì? Nguyên tắc hoạt động của nó ra sao? Và tại sao nó lại là một cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả?
Giới thiệu ngắn về thôi miên
Dành cho bạn nào chưa biết thôi miên là gì, thì thôi miên có thể hiểu là một trạng thái tâm lý đặc biệt. Ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua trạng thái này. Trong trạng thái này, nhìn bề ngoài thì bạn sẽ lim dim như thể sắp đi vào giấc ngủ, nhưng thực sự, đây là thời điểm tiềm thức tập trung cao độ và rất dễ đón nhận những lời gợi ý.
Có thể nói, trong trạng thái này, ý thức của con người có thể bị thay đổi để tạo ra những trải nghiệm khác biệt, giúp họ thư giãn, giải tỏa căng thẳng, thay đổi tư duy, niềm tin, cảm xúc, hành vi và thói quen.
Lịch Sử Phát Triển Của Phương Pháp Thôi Miên
Phương pháp thôi miên đã có lịch sử phát triển lâu đời. Từ các nền văn minh cổ đại, người ta đã sử dụng thôi miên như một nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo hoặc chữa bệnh.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 18, khi bác sĩ người Áo Franz Mesmer phát triển lý thuyết về “từ tính động vật”, thôi miên mới bắt đầu được áp dụng vào y tế hiện đại. Từ đó đến nay, thôi miên đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Ngày nay, thôi miên được coi là một phương pháp bổ sung trong trị liệu tâm lý, chữa lành, và y học.
Một số bệnh viện trên thế giới đã mạnh dạn áp dụng thôi miên vào trong phương pháp điều trị của họ. Ở Việt Nam, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, được cho là đã sử dụng phương pháp thôi miên để hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý & tâm thần.
Quy trình thực hành thôi miên khá đơn giản, dễ dàng và không gây tác dụng phụ. Vì vậy, thôi miên là lựa chọn phù hợp cho những ai đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần.
Lợi Ích Của Phương Pháp Thôi Miên Trong Việc Giải Tỏa Căng Thẳng
Khi thực hiện thôi miên, bạn sẽ được hướng dẫn hít thở và tưởng tượng trong trạng thái thư giãn sâu. Những kỹ thuật này giúp bạn kiểm soát cảm xúc và căng thẳng, đồng thời làm tâm trí bạn trở nên bình an hơn.
Thôi miên không chỉ giúp giảm căng thẳng trong hiện tại, mà còn có thể giúp bạn thay đổi cách đối mặt và xử lý căng thẳng trong tương lai. Điều này có nghĩa là: bạn có thể thực hành thôi miên để giảm căng thẳng ngay lập tức (hiện tại), đồng thời bạn có thể cài đặt rằng: “từ bây giờ trở đi, khi có những sự kiện mới gây ra căng thẳng, bạn có thể đối diện và xử lý chúng một cách bình tĩnh”.
Cách giải tỏa căng thẳng bằng thôi miên có những lợi ích sau
- Thư giãn sâu
- Giảm lo âu, phiền muộn
- Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
- Tạo ra cảm giác bình an, thoải mái gần như ngay tức thì
- Làm chủ cảm xúc tốt hơn
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn, từ đó bạn đối phó với căng thẳng trong cuộc sống và công việc tốt hơn
- Thôi miên không chỉ hữu ích với các căng thẳng tâm lý, mà đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của các căng thẳng về thể chất như: đau đầu, đau lưng, đau khớp, vấn đề tiêu hóa…
- Thôi miên còn được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý như: lo âu, trầm cảm… (tuy nhiên thôi miên không được công nhận là một phương pháp chữa bệnh chính thống).

Thôi miên có hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng không?
Thôi miên được coi như một phương pháp bổ trợ cho các phương pháp điều trị khác đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng căng thẳng và lo âu. Một nghiên cứu về hiệu quả của thôi miên trong điều trị lo âu2 đã cho thấy những người tham gia có sử dụng thôi miên đã giảm được lo âu nhiều hơn 79% những người không sử dụng thôi miên. Nghiên cứu này kết luận rằng thôi miên có hiệu quả hơn trong việc giảm lo âu khi kết hợp với các can thiệp tâm lý.
Một trong những phương pháp điều trị lo âu rất hiệu quả là CBT, viết tắt của “Cognitive Behavioral Therapy” (Liệu pháp Hành vi Nhận thức). Nghiên cứu3 đã chỉ ra rằng, khi kết hợp thôi miên với CBT, hiệu quả điều trị lo âu có thể được nâng cao đáng kể. Thôi miên giúp người bệnh thư giãn sâu hơn và dễ dàng tiếp cận những suy nghĩ ở tầng tiềm thức, từ đó hỗ trợ CBT trong việc thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và cải thiện tình trạng lo âu.
Công trình nghiên cứu “Liệu pháp thôi miên trong điều trị các rối loạn liên quan đến lo âu và căng thẳng”4 của Tiến sĩ D Corydon Hammond – Trường Y khoa Đại học Utah kết luận: “Tự thôi miên là một phương pháp thay thế nhanh chóng, tiết kiệm, không gây nghiện, an toàn để điều trị các tình trạng liên quan đến lo âu.”
Tóm lại, có rất nhiều bằng chứng ủng hộ việc thôi miên để giải tỏa căng thẳng, lo âu là một phương pháp khả thi và có lợi cho người thực hành.
Quy trình ứng dụng thôi miên để giải tỏa căng thẳng
- Bước 1: Thư giãn cơ thể và tâm trí
- Bước 2: Đi sâu vào trạng thái thôi miên
- Bước 3: Nghe những ám thị thôi miên về việc giải tỏa căng thẳng trong hiện tại và cách đối mặt với những nguồn gây căng thẳng mới trong tương lai
- Bước 4: Thức tỉnh và quay trở lại trạng thái bình thường. Nếu bạn thực hành thôi miên trước khi đi ngủ thì bỏ qua bước này.
Kịch bản thôi miên giải tỏa căng thẳng
Bạn có thể tìm gặp chuyên gia thôi miên có kinh nghiệm và họ sẽ giúp đỡ bạn về vấn đề giải tỏa căng thẳng. Hoặc, bạn cũng có thể thực hành thôi miên theo kịch bản thôi miên giải tỏa căng thẳng dưới đây.
Mình đã ghi âm Audio hướng dẫn cách giải tỏa căng thẳng bằng thôi miên. Bạn có thể nghe tại đây.
Ngoài ra, bạn có thể tự thực hành theo kịch bản sau:
Trước khi bắt đầu, hãy tìm một chỗ ngồi thoải mái, nơi bạn có thể thư giãn mà không bị quấy rầy. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu. Tập trung vào hơi thở của bạn và cảm nhận sự bình an.
Hãy bắt đầu bằng cách hít vào thật sâu qua mũi, giữ hơi thở trong vài giây, và sau đó thở ra từ từ qua miệng. Cảm nhận cơ thể bạn bắt đầu thả lỏng. Lặp lại điều này ba lần nữa. Hít vào…thở ra…Hít vào sự bình an và tươi mát,…Thở ra những căng thẳng, mệt mỏi và lo âu. Hít vào…Thở ra…Hít vào…Thở ra…Đúng rồi. Bạn làm tốt lắm.
Bây giờ, hãy tưởng tượng một luồng ánh sáng ấm áp đang chiếu xuống từ đỉnh đầu bạn, từ từ lan tỏa khắp cơ thể. Ánh sáng này giúp cơ thể bạn thư giãn hoàn toàn. Bắt đầu từ đỉnh đầu, qua khuôn mặt, cổ, vai, cánh tay, ngực, lưng, bụng, hông, đùi, đầu gối, bắp chân, mắt cá chân và cuối cùng là bàn chân. Mỗi phần cơ thể mà ánh sáng đi qua, bạn cảm nhận sự thư giãn sâu sắc. Bạn cảm nhận được mỗi tế bào trong cơ thể bạn đang thư giãn và hòa hợp với nhịp thở của mình. Mọi lo lắng và căng thẳng bắt đầu tan biến.
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi yên bình, có thể là một bãi biển, một cánh đồng hoa, hay một khu rừng xanh mát. Hãy để hình ảnh này rõ ràng trong tâm trí bạn. Cảm nhận không khí trong lành, âm thanh của thiên nhiên, và sự bình an xung quanh. Bạn cảm thấy an toàn và hoàn toàn thư giãn ở nơi này.
Trong trạng thái thư giãn này, hãy lắng nghe những lời gợi ý. Mỗi lần bạn hít vào, bạn đưa vào cơ thể sự bình an và thoải mái. Mỗi lần bạn thở ra, bạn đẩy ra ngoài tất cả những căng thẳng và lo âu. Hãy để những suy nghĩ tiêu cực tan biến,…tâm trí bạn bây giờ chỉ còn lại những suy nghĩ tích cực và bình an.
Hãy tập trung vào những ám thị tích cực để giảm căng thẳng:
“Tôi cảm nhận sự bình an sâu sắc lan tỏa khắp cơ thể và tâm trí mình.” “Mỗi lần hít vào, tôi cảm nhận năng lượng tích cực tràn đầy trong cơ thể mình.” “Mỗi lần thở ra, mọi căng thẳng và lo âu đều tan biến như những đám mây bị thổi bay.”
“Tôi cảm thấy vô cùng tự tin và bình an,…tôi sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách một cách dễ dàng và hiệu quả.” “Tôi kiểm soát được cảm xúc của mình và giữ cho tâm trí luôn thư thái và tập trung.” “Giấc ngủ của tôi sẽ sâu và bình an, giúp cơ thể và tinh thần hồi phục hoàn toàn.” “Tôi luôn giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống, và mọi căng thẳng đều tan biến nhanh chóng.”
Bây giờ,…hãy nghĩ về một tình huống gần đây khiến bạn căng thẳng. Hãy nhìn nhận nó từ xa, như thể bạn đang xem một bộ phim. Hãy để cảm xúc căng thẳng đó trôi qua, như những đám mây trên bầu trời. Bạn không còn bị ảnh hưởng bởi nó nữa. Bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái.
Hãy tập trung vào cảm giác này. Hãy ghi nhớ rằng bạn có thể trở lại trạng thái thư giãn này bất cứ khi nào bạn cần. Chỉ cần nhắm mắt lại, hít thở sâu, và tưởng tượng lại ánh sáng ấm áp cùng nơi yên bình của bạn.
Từ giờ trở đi, bạn hoàn toàn tự tin và bình tĩnh khi đối diện với những tình huống gây căng thẳng. Trong tâm trí, bạn hãy hình dung, bạn đang làm những việc mà trước đây từng làm bạn lo lắng, nhưng bây giờ bạn cảm thấy rất bình tĩnh và tự tin. Bạn thấy mình đang tận hưởng cuộc sống, vui vẻ, hạnh phúc và tự do, khi sự căng thẳng đã hoàn toàn tan biến.
Sau khi tỉnh dậy từ phiên thôi miên này, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thư giãn và tràn đầy năng lượng tích cực. Bạn sẽ mang theo cảm giác bình an suốt cả ngày. Bạn sẽ thấy mình tự tin đối mặt với mọi thách thức. Đúng rồi…bạn ngày càng trở nên mạnh mẽ và tự tin. Bạn đang sẵn sàng đón nhận mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Mỗi ngày trôi qua, bạn càng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc giữ cho đầu óc mình thật thoải mái. Bạn biết rằng bạn có quyền để cảm nhận và tận hưởng cuộc sống này một cách tích cực, vui vẻ và trọn vẹn.
Bây giờ, hãy từ từ quay trở lại. Khi nghe đếm từ 1 đến 5, bạn sẽ mở mắt và trở lại với hiện tại, bạn cảm thấy tươi mới, sảng khoái và hoàn toàn thư giãn.
1… 2… 3… Dần dần tỉnh táo hơn…
4… Dần dần tỉnh táo hơn nữa…
5… Bạn mở mắt và hoàn toàn tỉnh táo. Bạn cảm thấy khỏe khoắn, thư giãn, thoải mái và sảng khoái.
Chào mừng bạn quay trở lại. Bạn tràn đầy năng lượng tích cực và sẵn sàng đón nhận mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Khi nào không nên sử dụng cách giải tỏa căng thẳng bằng thôi miên?
Một số trường hợp không nên tự thực hành thôi miên (nói chung)
- Khi đang có cảm xúc quá mạnh (đau buồn, phấn khích)
- Khi đang nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán có bệnh lý về tâm thần, thần kinh
- Khi đã ăn quá no hoặc khi quá đói
- Khi quá nóng hay quá lạnh
- Trong trường hợp sự căng thẳng của bạn có liên quan tới một bệnh lý nào đó, bạn nên lưu ý rằng thực hành thôi miên chỉ là cách giải tỏa căng thẳng, chứ không phải là phương pháp điều trị căn bệnh đó. Bạn cần tuân thủ sự điều trị của bác sĩ.
So sánh phương pháp thôi miên với các cách giải tỏa căng thẳng khác
Có nhiều cách giải tỏa căng thẳng, ví dụ như massage, nghe nhạc, liệu pháp âm thanh, liệu pháp mùi hương, tập thể dục thể thao, chia sẻ cảm xúc với nhà tham vấn tâm lý… Đó đều là những phương pháp tốt mà bạn nên tìm hiểu và thử nghiệm. Theo kinh nghiệm nhiều năm sử dụng thôi miên, mình nhận thấy phương pháp này có một vài ưu điểm như sau:
- Không có tác dụng phụ
- Dễ dàng thực hiện ngay tại nhà
- Tác động sâu vào tiềm thức, vì vậy có tác dụng lâu dài, không chỉ với những căng thẳng hiện tại mà còn với những căng thẳng trong tương lai
- Không tốn quá nhiều công sức và không yêu cầu kỹ thuật cao. Bạn chỉ cần tự ghi âm hoặc sử dụng bản ghi âm thôi miên của một chuyên gia, bật lên trước khi đi ngủ…và vấn đề căng thẳng của bạn sẽ được tiềm thức giải quyết trong giấc ngủ.
Tổng kết
Vậy là trong bài viết này, mình đã chia sẻ đến bạn cách giải tỏa căng thẳng bằng việc sử dụng thôi miên. Trong quá trình ứng dụng thôi miên, nếu có khó khăn hay bất kỳ câu hỏi gì, hãy gửi email về địa chỉ: hvthoimien@gmail.com. Nhóm sẽ trả lời và hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn sớm nhất.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến học và thực hành thôi miên, thì sau đây là các tài nguyên có thể hữu ích cho bạn:

- Khóa học thôi miên cho người mới bắt đầu – Khóa học này hoàn toàn miễn phí để bạn tìm hiểu về thôi miên
- Cẩm nang 21 ngày làm chủ nghệ thuật thôi miên
- Khóa học Nhà Thực Hành Thôi Miên
- Khóa học Chuyên Gia Thôi Miên cấp chứng nhận quốc tế (ABH) – Dành cho những ai đang là Coach, Healer, Trainer, Bác sĩ đông y,…sử dụng thêm thôi miên như một công cụ bổ sung hành nghề. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0909 880 717 hoặc email hvthoimien@gmail.com
Giới thiệu cẩm nang 21 ngày làm chủ nghệ thuật thôi miên
Bạn hãy xem nội dung cẩm nang Tại đây!
Tài liệu tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-symptoms/art-20050987 ↩︎
- Valentine, K. E., Milling, L. S., Clark, L. J., & Moriarty, C. L. (2019). The Efficacy of Hypnosis as a Treatment for Anxiety: A Meta-Analysis. International Journal of Clinical and Experimental Hypnosis, 67(3), 336–363. https://doi.org/10.1080/00207144.2019.1613863 ↩︎
- Bryant, R. A., Moulds, M. L., Guthrie, R. M., & Nixon, R. D. V. (2005). The Additive Benefit of Hypnosis and Cognitive-Behavioral Therapy in Treating Acute Stress Disorder. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 73(2), 334–340. https://doi.org/10.1037/0022-006X.73.2.334 ↩︎
- Hammond, D. C. (2010). Hypnosis in the treatment of anxiety- and stress-related disorders. Expert Review of Neurotherapeutics, 10(2), 263–273. https://doi.org/10.1586/ern.09.140 ↩︎