MÔ THỨC LÀ GÌ? TIỂU MÔ THỨC LÀ GÌ?

Mô thức là gì? Trong lĩnh vực Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP), cách chúng ta cảm nhận thế giới được hình thành qua năm giác quan—những gì ta nhìn thấy, nghe được, cảm nhận, ngửi thấy và nếm thử. Những trải nghiệm giác quan này, được gọi là mô thức, đóng vai trò quan trọng trong cách ta diễn giải thực tế xung quanh.

Tuy nhiên, bên trong mỗi mô thức còn có những yếu tố tinh tế hơn, gọi là tiểu mô thức. Đây là những đặc điểm cụ thể trong từng trải nghiệm giác quan, chẳng hạn như cường độ ánh sáng của một hình ảnh, cao độ của một giọng nói hay mức độ rõ nét của một ký ức. Khi hiểu và điều chỉnh những yếu tố này, chúng ta có thể thay đổi cách bản thân nhận thức và phản ứng với thế giới xung quanh—thậm chí tác động đến cảm xúc của mình về một tình huống, một ký ức hoặc một đối tượng thông qua kỹ thuật chuyển đổi tiểu mô thức.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô thức là gì và tiểu mô thức là gì? Cách chúng ta định hình thế giới nội tâm, và làm thế nào để ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi tiểu mô thức nhằm thay đổi sở thích hoặc giải phóng bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ như bắt đầu có thiện cảm với một điều mà trước đây bạn không thích, hoặc nhẹ nhàng buông bỏ một ký ức không mong muốn,…

KHÁI NIỆM

Mô thức là gì?

Trong lĩnh vực Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP), mô thức (modality) là cách chúng ta trải nghiệm thế giới thông qua năm giác quan: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (cảm nhận), khứu giác (ngửi) và vị giác (nếm). Nói cách khác, mô thức chính là “kênh” mà bộ não sử dụng để tiếp nhận và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Viết tắt là VAKOG.

Nói cách khác, VAKOG là viết tắt của 5 kênh chính mà chúng ta tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh: Thị giác (Visual), Thính giác (Auditory), Cảm giác (Kinesthetic), Khứu giác (Olfactory) và Vị giác (Gustatory).

Mô thức ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta suy nghĩ, học hỏi và phản ứng với thế giới. Mỗi người thường sẽ có một hoặc hai mô thức chiếm ưu thế, ảnh hưởng đến cách họ học tập, ra quyết định và giao tiếp. Ví dụ, một người thiên về Thị giác sẽ nhớ thông tin qua hình ảnh, màu sắc, sơ đồ, trong khi một người thiên về Cảm giác lại tiếp thu tốt hơn qua trải nghiệm thực tế.

Hiểu được mô thức của bản thân và người khác giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn, nâng cao khả năng thuyết phục và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang