Nhiều người hỏi tôi: “Làm thế nào để tôi thành công trong công việc đào tạo, diễn thuyết?”
Câu trả lời của tôi luôn rất đơn giản: “Tôi học hỏi từ những hình mẫu thành công.”
Hình mẫu của tôi là những người đã đi trước, những người đã đạt được kết quả mà tôi mong muốn. Nhờ quan sát và mô phỏng cách họ tư duy, hành động và ra quyết định, tôi đã tự tin hơn, trưởng thành hơn, và nhanh chóng đạt được những kết quả mà nhiều người mong muốn trong lĩnh vực của mình.
Chỉ đến khi nghiên cứu sâu hơn về khoa học thành công (NLP) và cách coaching người khác đạt được những điều họ muốn, tôi mới nhận ra rằng mình vô tình đang áp dụng một công cụ cực kỳ hiệu quả: Modeling.

Vậy, Modeling có sức mạnh gì mà có thể giúp bất kỳ ai đạt được những bước tiến vượt bậc trong cuộc sống và sự nghiệp?
Câu trả lời nằm trong bài viết này.
Modeling là gì?
Định nghĩa:
- “Model” có nghĩa là hình mẫu, mô hình.
- “Modeling” là quá trình mô phỏng một hình mẫu để học hỏi tư duy, kỹ năng và chiến lược của họ, từ đó đạt được những kết quả tương tự.
Nguyên tắc cốt lõi của Modeling là:
- “Thành công có phương pháp – Thất bại có lý do.“
- Nếu một người có thể học được tư duy, chiến lược và kỹ năng của một người thành công, họ hoàn toàn có thể đạt được kết quả tương tự.

1Theo Wikipedia, Modeling trong Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP) là quá trình quan sát và tái tạo các hành vi, ngôn ngữ, chiến lược và niềm tin của những cá nhân xuất sắc, nhằm hiểu và áp dụng cấu trúc thành công của họ vào bản thân.
Mục tiêu của kỹ thuật Modeling là giúp bạn xác định và học hỏi các yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công của người mẫu, bao gồm:
- Niềm tin và giá trị.
- Chiến lược tư duy và ra quyết định.
- Hành vi và ngôn ngữ.
- …
Nguồn gốc Modeling:
Kỹ thuật Modeling ra đời từ công trình nghiên cứu của Richard Bandler và John Grinder – hai nhà sáng lập NLP. Họ đã quan sát và phân tích những bậc thầy như Milton Erickson, Virginia Satir và Fritz Perls để tìm ra điều gì giúp họ đạt được sự xuất sắc trong lĩnh vực của mình.
Mục tiêu ban đầu của Modeling là tiếp nhận những kiến thức tiềm ẩn – những điều mà ngay cả các chuyên gia cũng không ý thức được mình đang làm.2
Ngày nay, ứng dụng của Modeling không chỉ giới hạn trong trị liệu mà còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, giúp con người học hỏi và phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp mỗi người hiểu rõ hơn về mô thức hành vi của chính mình, từ đó có thể mô phỏng và phát huy những điểm mạnh để đạt được thành công cao hơn.
Đọc thêm: Cách chuyển hóa CẢM XÚC TIÊU CỰC bằng kỹ thuật 3 VỊ TRÍ NHẬN THỨC của NLP
Lợi ích của Modeling:
- Giúp cá nhân nhanh chóng tiếp thu kỹ năng và chiến lược từ những người thành công.
- Tăng cường hiệu quả trong giao tiếp, lãnh đạo và giải quyết vấn đề.
- Phát triển khả năng thích ứng và linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau.

Ứng dụng:
Modeling được áp dụng rộng rãi trong đào tạo, huấn luyện, kinh doanh và phát triển cá nhân, giúp cải thiện hiệu suất và đạt được mục tiêu mong muốn.
Việc hiểu và áp dụng kỹ thuật Modeling trong NLP cho phép cá nhân tiếp cận và học hỏi từ những nguồn tri thức phong phú, từ đó nâng cao khả năng và hiệu suất cá nhân một cách hiệu quả.
Nói tóm lại, Modeling giúp bạn rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả và đạt được những mục tiêu mà người khác có thể phải mất nhiều năm mới chạm tới.
Quy trình 5 bước để Modeling bất kỳ ai
Kỹ thuật Modeling trong Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP) là một quy trình quan trọng, được thiết kế để giúp thân chủ học hỏi và áp dụng các mô thức tư duy, hành vi từ những người thành công.
Dưới đây là các bước theo quy trình NLP để bạn có thể mô phỏng bất kỳ ai và trở thành hình mẫu mình mong muốn:

Bước 1: Xác định hình mẫu phù hợp
Ở bước đầu tiên, bạn cần xác định người bạn muốn trở thành để làm hình mẫu và mô phỏng theo họ. Bạn cần:
- Chọn người có năng lực vượt trội trong lĩnh vực mong muốn.
- Phân tích đặc điểm, tư duy, hành vi, chiến lược của họ.
Một số câu hỏi coaching dành cho bạn (hoặc thân chủ), bao gồm:
- “Bạn muốn cải thiện hoặc đạt được điều gì cụ thể trong cuộc sống hoặc công việc của mình?”
- “Có ai trong lĩnh vực của bạn mà bạn ngưỡng mộ và muốn học hỏi theo?”
Bước 2: Quan sát và phân tích hình mẫu
Bạn quan sát, phân tích hình mẫu của mình, từ “trong ra ngoài”, bao gồm:
- Ngôn ngữ cơ thể của hình mẫu: cách họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tông giọng, dáng đi, ngôn từ sử dụng…
- Tìm hiểu tư duy, động lực, niềm tin, giá trị cốt lõi mà họ đang có
- Xác định cách họ ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Khám phá cách đón nhận phản hồi những sự kiện (xấu và tốt) trong cuộc sống và công việc
Một số câu hỏi coaching dành cho bạn (hoặc thân chủ), bao gồm:
- Hình mẫu của bạn có những suy nghĩ, niềm tin gì giúp họ thành công?
- Họ sử dụng quy trình tư duy nào để đưa ra lựa chọn đúng?
- Họ giao tiếp ra sao, kiểm soát cảm xúc thế nào?
- Những thói quen hoặc chiến lược hành động nào dẫn họ đến với kết quả mong muốn?
Bước 3: Thực hành mô phỏng hình mẫu
Ở bước này, bạn có thể thử áp dụng một trong những chiến lược của hình mẫu vào tình huống hiện tại của bản thân (công việc, gia đình,…tùy theo giá trị bạn theo đuổi là gì)
Sau đó, bạn bắt đầu với những thay đổi nhỏ và quan sát kết quả.
Điều quan trọng ở bước này là bạn cần “bắt chước” càng sát với hình mẫu càng tốt:
- Ngôn ngữ cơ thể: Tư thế, cử chỉ, nét mặt, dáng đi…
- Giọng nói: Âm điệu, tốc độ, cách diễn đạt…
- Tư duy: Niềm tin, suy nghĩ, cách đặt câu hỏi cho bản thân…
- Chiến lược hành động: Cách ra quyết định, cách xử lý tình huống…
Bạn nên thực hành mô phỏng hình mẫu càng giống càng tốt, càng thường xuyên càng tốt. Và dù như thế nào thì bạn cũng cần chuyển tới bước tiếp theo của quy trình Modeling.
Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh
Sau một thời gian bạn mô phỏng (modeling) hình mẫu, bạn cần thu thập những phản hồi từ chính mình và mọi người xung quanh để có được kết quả khách quan, thực tế. Sau đó, bạn có thể lên kế hoạch từng bước để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với phong cách cá nhân của mình.
Bạn có thể tự khai vấn/coaching chính mình bằng những câu hỏi sau:
- “Những thay đổi nào bạn đã nhận thấy kể từ khi áp dụng các mô thức mới?”
- “Có điều gì bạn cảm thấy chưa phù hợp và muốn thay đổi?”
- “Điều quan trọng là: Hãy linh hoạt điều chỉnh để phương pháp phù hợp hơn với phong cách và hoàn cảnh của bạn.”
Bước 5: Dạy lại người khác
Để đảm bảo bạn nhuần nhuyễn, mô phỏng thành công hình mẫu của mình và cho chúng trở thành thói quen đi vào tiềm thức thì điều bạn nên làm là tìm một người cũng muốn trở nên “thành công hơn từ xuất phát điểm hiện tại” để dạy lại cho họ kỹ thuật modeling – Bạn giảng giải, chia sẻ những gì bạn đã học được.
Dạy lại người khác chính là cách tốt nhất để củng cố kiến thức cho chính mình.
Bạn cũng có thể ghi âm, quay video,… để tự đánh giá khả năng truyền đạt của chính mình.
Tổng kết
Modeling – một kỹ thuật mạnh mẽ trong NLP giúp bạn quan sát, phân tích và tái tạo tư duy, niềm tin và hành vi của những bậc thầy trong bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn trở thành. Đây không chỉ là học hỏi kỹ năng mà là thấu hiểu sâu sắc cách họ suy nghĩ, cảm nhận và hành động để tạo ra kết quả xuất sắc ngay từ xuất phát điểm hiện tại.
Trong bài viết này, bạn đã khám phá:
- Tổng quan khái niệm – Modeling là gì? Nguồn gốc của Modeling – Lợi ích của Modeling đối với người sử dụng
- Làm thế nào để mô phỏng thành công? – Quy trình 5 bước cụ thể để thấm nhuần tư duy và kỹ năng của những bậc thầy.
Nếu bạn đang làm coach, healer,… muốn nâng tầm công việc coaching, giúp thân chủ thay đổi nhanh hơn và chính bạn cũng phát triển vượt bậc, mời bạn tham khảo BỘ SÁCH ỨNG DỤNG NLP TRONG COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH.
BỘ 3 CUỐN SÁCH NÀY DỰA TRÊN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG CỤ TÂM LÝ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH TÍNH HIỆU QUẢ TRONG COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH.

Bộ sách này giúp bạn:
- Hiểu sâu về tâm trí con người và cách nó vận hành.
- Hiểu sâu các vấn đề thường gặp của thân chủ.
- Nắm vững hai bộ môn tâm lý ứng dụng đã được chứng minh hiệu quả là NLP và THÔI MIÊN để nâng tầm công việc coaching – trị liệu – chữa lành.
- Sở hữu các phương pháp, công cụ, quy trình và kịch bản chi tiết để làm việc với từng nhóm vấn đề của thân chủ.
- Hàng trăm kịch bản tùy chọn để bạn có nguồn tư liệu thiết kế các phiên coaching – trị liệu – chữa lành trong lĩnh vực của bạn.
ẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÔNG TIN CHI TIẾT BỘ SÁCH
HOẶC MUA RIÊNG TỪNG CUỐN TẠI TIKI (ấn vào ảnh để xem chi tiết)
- https://en.wikipedia.org/wiki/Methods_of_neuro-linguistic_programming ↩︎
- Jacobson, S. (1994) Info-line: hướng dẫn thực tế cho các chuyên gia đào tạo và phát triển,
American Society For Training and Development Alexandria, VA. Lưu trữ online tại ngày 2007-06-10 tại
Wayback Machine: https://web.archive.org/web/20070610030957/http://www.sidjacobson.com/institute/history.html ↩︎