Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Tại sao có những đứa trẻ lại có những khả năng kỳ diệu?”; “Làm thế nào mà một đứa trẻ với thể hình nhỏ nhắn và ít kinh nghiệm lại có thể vượt qua những rào cản lớn như vậy?”… Bí mật nằm ở sức mạnh của tiềm thức. Khi chúng ta nói chuyện với tiềm thức của con, chúng ta đang gieo những hạt giống của niềm tin và khả năng, giúp con đạt được những điều mà chính chúng ta cũng bất ngờ.
Vậy, bạn đã bao giờ thử nói chuyện với tiềm thức của con mình chưa? Nếu chưa, thì bài viết này là dành cho bạn.

TIỀM THỨC & CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG
Tiềm thức là gì?
Tiềm thức (subconscious mind) đóng vai trò quan trọng trong công việc hình thành hành vi và quyết định của con người. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sức mạnh của tiềm thức trong công việc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động.
Bạn có thể hình dung: Tiềm thức giống như một chiếc tủ đồ khổng lồ bên trong tâm trí chúng ta, nơi lưu trữ mọi suy nghĩ, cảm xúc, và trải nghiệm mà chúng ta không nhất thiết phải nhớ mỗi ngày. Đối với trẻ em, tiềm thức là một phần rất quan trọng. Bởi, tiềm thức là nơi ghi lại những thông điệp mà trẻ nghe thấy, những hình ảnh mà trẻ nhìn thấy, và những cảm xúc mà trẻ cảm nhận được từ thế giới xung quanh.
Chính vì vậy, việc nói chuyện với tiềm thức của con trước khi đi ngủ sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ. Đặc biệt ở giai đoạn 0-3 tuổi, khi não bộ trẻ còn đang phát triển mạnh mẽ, những thông điệp được tiếp nhận một cách tự nhiên thông qua giọng nói, âm nhạc hoặc cảm giác yên bình, sẽ dễ dàng được lưu trữ trong tiềm thức của trẻ
Cách thức hoạt động của tiềm thức của trẻ
Tiềm thức của trẻ hoạt động giống như một mảnh đất màu mỡ, nơi bất cứ hạt giống nào được gieo xuống cũng sẽ nảy mầm và phát triển. Những lời nói, hình ảnh và trải nghiệm mà trẻ tiếp nhận chính là những hạt giống đó.
Nếu những hạt giống này là những suy nghĩ tích cực, sự tự tin và tình yêu thương, chúng sẽ phát triển thành những cây cối khỏe mạnh, tượng trưng cho niềm tin vững chắc và thói quen lành mạnh. Ngược lại, nếu những hạt giống là sự sợ hãi, lo lắng hay tự ti, chúng sẽ sinh sôi thành những thói quen và niềm tin tiêu cực.

Tầm quan trọng của tiềm thức trong quá trình phát triển của trẻ
Tiềm thức đóng vai trò như một người bạn đồng hành thầm lặng, ảnh hưởng lớn đến cách mà trẻ nhìn nhận bản thân và thế giới. Khi một đứa trẻ nhận được những lời khích lệ tích cực, tiềm thức sẽ ghi nhớ và dần dần xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và khả năng đối mặt với thử thách. Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên nghe những lời tiêu cực, tiềm thức có thể khiến trẻ tin rằng mình kém cỏi hoặc không xứng đáng.
Tiềm thức chính là mảnh đất màu mỡ, nơi gieo trồng những hạt giống của niềm tin và khả năng, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn cảm xúc.
Quá trình hình thành niềm tin và thói quen ở trẻ
Quá trình hình thành niềm tin và thói quen ở trẻ bắt đầu từ việc lặp đi lặp lại những thông điệp mà trẻ nhận được. Khi một đứa trẻ nghe đi nghe lại một điều gì đó, tiềm thức sẽ tiếp nhận và bắt đầu xem đó như là sự thật.
Nói chuyện với tiềm thức của con trước khi đi ngủ là việc cha mẹ sử dụng thời điểm trẻ chuẩn bị đi vào giấc ngủ (khi não bộ ở trạng thái thư giãn) để truyền đạt những thông điệp tích cực, giá trị hoặc bài học nhẹ nhàng, nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện về tâm lý, cảm xúc và nhận thức của trẻ.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ thường xuyên được nghe rằng “Con là đứa trẻ thông minh. Con là đứa trẻ tự lập”, tiềm thức của con sẽ dần dần củng cố niềm tin này. Khi đó, trẻ sẽ phát triển sự thông minh, tự lập và cảm thấy thoải mái khi học hỏi những điều mới.
Ngược lại, nếu một đứa trẻ thường xuyên nghe thấy những lời nói tiêu cực hoặc bị phê bình, tiềm thức của chúng sẽ chấp nhận điều đó như là sự thật, dẫn đến việc hình thành những niềm tin và thói quen tiêu cực, như: sợ hãi, thiếu tự tin hay cảm giác mình không đủ tốt.
Chính vì vậy, việc hiểu và quan tâm đến cách mà tiềm thức của trẻ hoạt động là vô cùng quan trọng. Cha mẹ và người lớn cần nhận thức được tầm ảnh hưởng của lời nói và hành động của mình, từ đó biết cách nói chuyện với tiềm thức của con sao cho phù hợp để gieo những “hạt giống” tốt đẹp vào tâm trí con; giúp con phát triển một cách lành mạnh và tích cực.

Lợi ích khi cha mẹ nói chuyện với tiềm thức của con trước khi đi ngủ đúng cách
Việc nói chuyện với tiềm thức của con trước khi con đi ngủ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích vô cùng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể, khi bạn biết cách nói chuyện với tiềm thức của con đúng cách, con sẽ:
- Tự tin hơn: Khi bạn thường xuyên khích lệ và truyền đạt những lời nói tích cực vào tiềm thức của con, con sẽ dần tin vào khả năng của mình. Ví dụ, khi bạn nói với con rằng “Con rất thông minh, tự tin và con có thể làm được bất cứ điều gì”, tiềm thức sẽ lưu giữ thông điệp này. Dần dần, con cũng sẽ có xu hướng trở thành một đứa trẻ tự tin, năng động và thông minh.
- Học tập hiệu quả hơn: Tiềm thức có khả năng tiếp thu và xử lý thông tin ngay cả khi trẻ đang không tập trung. Khi bạn nói chuyện với tiềm thức của con về việc học tập, như “Hãy ghi nhớ những gì con đã học hôm nay, và sử dụng chúng khi cần”, tiềm thức sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
- Giấc ngủ ngon và sâu hơn: Nói chuyện với tiềm thức của con trước khi đi ngủ bằng những lời thủ thỉ, nhẹ nhàng của người mẹ là cách tốt nhất để con có được giấc ngủ ngon và sâu giấc. Tiếng nói thì thào êm ái của mẹ hay hơn bất cứ âm thanh nào con từng nghe. Lời thủ thỉ của mẹ khiến con cảm nhận được sự an toàn, bình yên và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
- Phát triển tư duy tích cực: Khi bạn thường xuyên nói chuyện với tiềm thức của con và gửi gắm những suy nghĩ tích cực, như: “Con là người tử tế và luôn biết cách giúp đỡ người khác”, trẻ sẽ phát triển một lối suy nghĩ tích cực, lạc quan, và biết trân trọng giá trị của mình cũng như người khác.
- Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi: Nhiều trẻ em gặp phải những nỗi sợ hãi không tên. Khi bạn nói chuyện với tiềm thức của con về việc đối diện và vượt qua những nỗi sợ hãi này, như “Con rất dũng cảm và có thể vượt qua mọi nỗi sợ”, tiềm thức sẽ làm việc để giúp trẻ cảm thấy an tâm và mạnh mẽ hơn.
- Từ bỏ những thói quen xấu: Một số trẻ đến khi lớn chừng 5,6 tuổi vẫn còn những tật xấu như cắn móng tay, đái dầm, tăng động giảm chú ý,…Việc nói chuyện với tiềm thức của con để cài đặt những niềm tin mới và từ bỏ những thói quen ấy là hoàn toàn có khả năng.
Việc nói chuyện với tiềm thức của con không chỉ là một công cụ mạnh mẽ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn là cách để cha mẹ gần gũi và thấu hiểu con hơn. Qua đó, bạn đang giúp con xây dựng một nền tảng vững chắc để trưởng thành và thành công trong cuộc sống.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÓI CHUYỆN VỚI TIỀM THỨC CỦA CON
1 – Sử dụng lời khẳng định tích cực (Positive Affirmations)
Lời khẳng định tích cực là những câu nói đơn giản, nhưng đầy sức mạnh, có khả năng tác động sâu sắc đến tiềm thức của trẻ.
Những câu nói này được thiết kế để truyền đạt những thông điệp tích cực, khuyến khích và động viên, giúp trẻ xây dựng một tâm lý vững vàng, tự tin và lạc quan. Khi được lặp đi lặp lại thường xuyên, những lời khẳng định này không chỉ tác động lên bề mặt nhận thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức, trở thành một phần của niềm tin và giá trị của trẻ.
Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với tiềm thức của con những câu như: “Con thông minh”, “Con tự lập”, “Con có sức đề kháng tốt”, “Con có thể làm bất cứ điều gì con muốn”; “Ngày mai/hôm nay con sẽ có một ngày tuyệt vời” hay “Con luôn an toàn và được yêu thương”,…
Để lời khẳng định tích cực có hiệu quả cao nhất, bạn nên lặp lại chúng hàng ngày, vào những thời điểm mà tiềm thức của trẻ mở rộng và dễ tiếp thu hơn. Hai thời điểm lý tưởng là:
- Trước khi đi ngủ: Lúc này, trẻ đang ở trạng thái thư giãn và sẵn sàng tiếp nhận những thông điệp tích cực mà không có sự phản kháng từ ý thức. Khi bạn thì thầm những lời khẳng định như “Con mạnh khỏe”; “Con đáng yêu”; “Con là người dũng cảm và thông minh”,… tiềm thức sẽ dễ dàng chấp nhận và lưu giữ chúng.
- Ngay khi mới thức dậy: Khi trẻ vừa thức dậy, tâm trí còn trong trạng thái bán tỉnh, giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo. Đây cũng là thời điểm tiềm thức dễ tiếp thu những lời khẳng định tích cực. Một lời nói nhẹ nhàng như “Hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời với con” có thể thiết lập tâm trạng tích cực cho cả ngày.
Bạn cũng có thể tự viết cho con một kịch bản với nhiều lời khẳng định tích cực mà bạn mong muốn con sẽ được như thế. Sau đó, ghi âm chúng hoặc viết chúng ra một tờ giấy để bạn dễ dàng hơn trong việc đọc chúng cho con nghe.
Khi những lời khẳng định tích cực được sử dụng đúng cách và thường xuyên, bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt ở con. Trẻ sẽ bắt đầu tin vào những điều tốt đẹp mà bạn nói, phát triển một tâm lý vững vàng, biết tự tin vào bản thân và đối mặt với cuộc sống bằng một tinh thần lạc quan. Những hạt giống của niềm tin và giá trị này sẽ tiếp tục nảy mầm và phát triển theo thời gian, giúp trẻ trưởng thành với một nền tảng tinh thần vững chắc và khả năng đối mặt với mọi thử thách trong cuộc sống.
2 – Kể chuyện có thông điệp tích cực
Kể chuyện là một phương pháp mạnh mẽ và tự nhiên để giao tiếp với tiềm thức của trẻ. Từ xa xưa đến nay, chúng ta cũng thường được ông bà, cha mẹ kể những câu chuyện cổ tích cho mình mỗi khi đi ngủ.

Cổ tích là những câu chuyện mang tính biểu tượng, chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, lòng tốt, sự dũng cảm…Cổ tích giúp trẻ hình thành những giá trị sống tích cực, nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng. Thông qua các nhân vật và tình huống trong truyện được kể, trẻ học cách đối mặt với khó khăn, vượt qua thử thách, hình thành nên niềm tin và giá trị sống tốt đẹp cho trẻ.
Kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng để gieo những hạt giống tích cực vào tiềm thức của trẻ. Lúc này, trẻ đang ở trạng thái thư giãn, dễ tiếp thu và không có sự phản kháng từ ý thức. Những câu chuyện kể trong lúc này sẽ dễ dàng đi vào tiềm thức, giúp trẻ hấp thu những thông điệp tích cực một cách tự nhiên.
Mình còn nhớ ngày xưa, trước khi đi ngủ thì bà mình thường mở đài radio với tiết mục “Chuyện kể cho bé”. Mình thường chăm chú lắng nghe hết câu chuyện mà cô phát thanh viên kể rồi mới đi ngủ. Chính những câu chuyện đẹp ấy là một phần tuổi thơ của mình.
Bạn cũng có thể tìm những cuốn truyện, sách dành riêng cho trẻ và phù hợp với lứa tuổi của con bạn để kể cho con mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều quan trọng là, những câu chuyện ấy cần có những thông điệp tích cực. Và khi kể chuyện, bạn hãy để cảm xúc của mình trong đó, đọc với giọng điệu ấm áp tràn đầy cảm xúc để con cảm nhận được sự chân thành và tình yêu thương trong giọng nói của bạn, con sẽ dễ dàng tiếp thu những thông điệp tích cực từ câu chuyện hơn.
Ví dụ như: “Nghìn lẻ một đêm”; “Cô bé lọ lem”; “Chuyện cổ Grưmm”, “Aladdin và cây đèn thần“, “Ali Baba và bốn mươi tên cướp”, …
Qua những câu chuyện bạn kể, trẻ sẽ học được cách đối mặt với khó khăn, biết trân trọng sự tử tế và phát triển lòng tự tin. Những hạt giống của lòng dũng cảm, sự tử tế và sự tự tin được gieo vào tiềm thức sẽ lớn lên cùng trẻ, giúp chúng trở thành những con người tốt bụng, mạnh mẽ và hạnh phúc trong tương lai.
3 – Ứng dụng thần kỳ của thôi miên trong việc giáo dục trẻ thông qua tiềm thức
Đây là bản thôi miên mình viết ra để tặng các bậc phụ huynh đang gặp vấn đề về trẻ chậm nói và trẻ chưa ngoan. Tất cả các bậc phụ huynh khi mình chia sẻ phương pháp này họ đều gặt hái thành công trong giáo dục trẻ em.
Khi bạn dùng phương pháp này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho việc đưa trẻ đến các trung tâm trị liệu, can thiệp sớm hiện nay. Đây là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Theo nghiên cứu khoa học, lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, mọi thông tin trẻ nghe sẽ được lưu giữ hoàn toàn vào tiềm thức của não bộ. Vì vậy, khi một đứa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ, tâm tình lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ tâm tình này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con.
Mục đích của phương pháp này là dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực mà em dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con. Đồng thời, giúp cải thiện chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ…
Podcast THÔI MIÊN & LỢI ÍCH CỦA THÔI MIÊN TRONG NUÔI DẠY CON
Các bước để thực hiện thôi miên cho trẻ tại nhà theo kịch bản
1. Táo, mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não bộ của con vẫn còn thức và lắng nghe những điều mẹ đang nói với con. Và con sẽ nhớ tất cả mọi điều mẹ nói.
2. Táo, bố mẹ thương con nhiều lắm. Con là một đứa trẻ rất ngoan. Bởi vì con lúc nào cũng vui vẻ và lễ phép, ngoan ngoãn, bố mẹ thương con rất nhiều.
3. Bố mẹ lúc nào cũng ở bên con nên con sẽ luôn cảm thấy ấm áp, bình an và hạnh phúc.
4. Táo, con là một thiên tài mẹ tin là như vậy. Con sẽ có thể tự thay đổi, sau này con sẽ trở thành một đứa trẻ hay ăn, ăn rất nhiều mỗi ngày. Con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, nhã nhặn, hòa nhã và rất thông minh. Con sẽ trở thành một đứa trẻ vui vẻ và siêu đáng yêu. Con sẽ trở thành một người rất giỏi ăn nói, hoạt ngôn và lưu loát. Bởi vì mẹ biết và mẹ tin rằng vùng ngôn ngữ trong não bộ của của con đang phát triển rất mạnh mỗi ngày.
5.Táo, khi điều đó xảy ra, con sẽ cảm thấy mình là một đứa trẻ rất thông minh, hay ăn và ăn rất nhiều và ngon miệng mỗi ngày. Con sẽ cảm thấy mình hoạt bát, nhã nhặn, vui vẻ, ngoan ngoãn và siêu đáng yêu. Con sẽ cảm thấy mình là một đứa trẻ nói chuyện rất hay, rất duyên, con sẽ nói rất nhiều mỗi ngày và rất tự tin, và con sẽ rất thích thú với những sự thay đổi đó của mình. Mẹ chắc chắn đấy. Giờ thì ngủ ngoan con yêu của mẹ nhé…

Có một số ghi nhớ mà bạn nên nằm lòng khi thực hiện phương pháp thôi miên tiềm thức cho trẻ. Trước hết, việc gì cũng cần thời gian, không thể nào ngày một ngày hai mà hiệu quả ngay được, cần kiên nhẫn làm theo đúng các bước trên một cách đều đặn và liên tục (mỗi đêm trước khi con ngủ). Nên nhớ, không nói nhiều hơn 5 lời này mỗi lần.
Hãy kiên nhẫn và điều kì diệu sẽ xảy ra.
TỔNG KẾT
Tiềm thức của trẻ giống như một mảnh đất màu mỡ, và những gì chúng ta gieo trồng vào đó hôm nay sẽ quyết định cây cối sẽ nở rộ thế nào trong tương lai. Hãy gieo những hạt giống của sự tự tin, lòng dũng cảm và tình yêu thương bằng những lần nói chuyện với tiềm thức của con, để con phát triển một cách trọn vẹn và trở thành đứa trẻ hạnh phúc, thành công và sống trong một môi trường thấm đẫm tình yêu thương.
Chúc bạn có cho mình những kịch bản tốt và ưng ý để nói chuyện với tiềm thức của con được như ý