Kỹ thuật ĐỔI KHUNG (Reframing NLP) – 4 bước đơn giản để tái định hình tư duy theo hướng tích cực

Một trong những công cụ hiệu quả của NLP – mang lại sự thay đổi là đưa ra những cách nhìn, quan điểm tốt nhất về bất kỳ trải nghiệm nào. Kỹ thuật này được gọi là “Kỹ thuật đổi khung” trong NLP (Reframing NLP).

Giả sử tôi hỏi bạn: “Một ngọn nến có ý nghĩa gì với bạn không?” Bạn có thể trả lời rằng nó chỉ là một nguồn sáng đơn giản, chẳng có gì đặc biệt. Điều này có vẻ đúng khi bạn thắp nến trong một căn phòng sáng sủa, nơi mà ánh sáng từ ngọn nến chỉ là một phần nhỏ giữa ánh điện rực rỡ.

Nhưng hãy hình dung bạn đang trải qua một cơn bão lớn, điện bị cúp, và ngôi nhà chìm trong bóng tối hoàn toàn. Trong lúc đó, bạn thắp lên một ngọn nến duy nhất. Ánh sáng từ ngọn nến không chỉ xua tan bóng tối mà còn mang lại cho bạn cảm giác an toàn và hy vọng. Trong hoàn cảnh này, ngọn nến đó có ý nghĩa gì với bạn?

Rõ ràng, ngọn nến không còn chỉ là một vật dụng bình thường. Ý nghĩa của nó thay đổi tùy thuộc vào tình huống bạn đang đối diện, minh họa cho việc ý nghĩa của sự vật thường do chính chúng ta gán cho, và cách chúng ta nhìn nhận có thể thay đổi hoàn toàn khi bối cảnh thay đổi.

Một sự việc chỉ đơn giản là một sự việc. Ý nghĩa là cái mà chúng ta gán cho nó, và vì thế cảm xúc của chúng ta về nó là cái nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta hơn là chúng ta có thể hình dung. Nếu bạn thay đổi cách nhìn hay bối cảnh, ý nghĩa của một trải nghiệm ngay lập tức sẽ thay đổi.

Một trong những công cụ hiệu quả của NLP – mang lại sự thay đổi là đưa ra những cách nhìn, quan điểm tốt nhất về bất kỳ trải nghiệm nào. Hãy cùng Blog Học thôi miên tìm hiểu Kỹ thuật đổi khung (Reframing NLP) trong bài viết này.

Kỹ thuật đổi khung (Reframing NLP)

Định nghĩa

Kỹ thuật đổi khung (reframing NLP) trong NLP là một công cụ giúp thay đổi cách nhìn nhận về một sự việc, sự kiện hoặc tình huống, từ đó thay đổi cảm xúc và phản ứng của chúng ta đối với nó. Bằng cách “đổi khung” tức là thay đổi bối cảnh hoặc cách diễn giải, chúng ta có thể biến một tình huống có vẻ tiêu cực thành tích cực, hoặc nhìn nhận nó theo một góc độ hoàn toàn khác.

Nếu chúng ta có khả năng biến những sự cố và tiêu cực trong đời thành những bài học và trải nghiệm mang tính tích cực (gán ý nghĩa tích cực cho mỗi sự việc xảy đến với đời bạn) thì đương nhiên chúng ta sẽ có cơ hội để sống hạnh phúc hơn và cảm thấy tích cực hơn.

Kỹ thuật đổi khung (reframing NLP)

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn luôn cảm thấy cuộc sống này nhiều điều thú vị và hạnh phúc? Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật đổi khung này để giúp đỡ đồng nghiệp, bạn bè hay những người xung quanh để thay đổi cách nhìn tiêu cực của họ về những sự kiện/ tình huống tiêu cực nhất định thành một cái nhìn trung lập hoặc thậm chí mang lại bài học tích cực.

CÁC LOẠI ĐỔI KHUNG

Bằng cách thay đổi khung tham chiếu để nhìn nhận một vấn đề gì đó, Kỹ thuật đổi khung (reframing NLP) có hai loại đổi khung là:

  • Đổi khung ngữ cảnh (Context Reframing)
  • Đổi khung ý nghĩa (Meaning Reframing)

Cả hai đều có tác dụng giúp chúng ta thay đổi những hiển thị nội tại bằng cách xử lý những xung đột (hay mâu thuẫn nội tâm), từ đó đưa bạn đến trạng thái tích cực, thoải mái hơn.

Đọc thêm: Build Rapport (NLP) – Nghệ thuật tạo thiện cảm trong mọi cuộc giao tiếp đơn giản với 7 bước

1. Đổi khung ngữ cảnh (Context Reframing):

Khái niệm: Loại đổi khung này thay đổi cách bạn nhìn vào tình huống bằng cách đặt nó vào một bối cảnh khác, nơi mà hành động hoặc sự việc có thể có một ý nghĩa khác.

Một tình huống có thể tiêu cực trong một bối cảnh, nhưng lại trở nên tích cực trong một bối cảnh khác. (Hoặc có thể hiểu theo cách đơn giản là, chọn một trải nghiệm không mong muốn, và nhận ra những hành vi/ trải nghiệm này tương tự sẽ trở thành lợi thế lớn trong một bối cảnh khác).

Ví dụ 1: Một đứa trẻ thường hay đặt nhiều câu hỏi có thể bị xem là phiền phức trong một lớp học đông đúc. Nhưng trong một môi trường học tập sáng tạo, việc đặt câu hỏi liên tục lại là dấu hiệu của sự tò mò và ham học hỏi.

Những phát minh vĩ đại thường được tạo ra bởi những người biết đổi khung bối cảnh những vấn đề trở thành nguồn lực tiềm năng trong bối cảnh khác.

Ví dụ 2: LÁ BÀNG BIỂN từng được xem là vô giá trị. Cho đến một ngày, công ty nọ1 đã sản xuất đĩa dùng 1 lần từ lá bàng an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường. Công ty kia đã biến toàn bộ LÁ BÀNG BIỂN “vô giá trị” kia thành công ty sản xuất đĩa dùng 1 lần trị giá hàng tỉ đồng với nguồn nguyên liệu chính gần như không tốn một xu.

Đổi khung ý nghĩa (Meaning Reframing):

Khái niệm: Loại đổi khung này thay đổi ý nghĩa của sự việc bằng cách nhìn nhận nó theo một cách khác, dù trong cùng một bối cảnh. Điều này giúp thay đổi cảm xúc và thái độ của bạn đối với sự việc đó.

Ví dụ: Bạn có thể cảm thấy thất vọng khi không được thăng chức, nhưng thay vì coi đó là một thất bại, bạn có thể đổi khung và xem đó là cơ hội để phát triển bản thân thêm nữa, chuẩn bị tốt hơn cho những cơ hội lớn hơn trong tương lai.

Ví dụ 2: Khi một người thân trong gia đình mất đi, thông thường thì những người còn lại trong gia đình ấy sẽ cảm thấy đau khổ. Có thể là vì họ cảm thấy mất mát hay không nỡ rời xa người đã khuất kia. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những người họ cảm thấy an nhiên với việc người thân họ ra đi.

Lý do là vì họ biết cách chuyển đổi ý nghĩa cái chết thành việc người đã khuất luôn ở bên họ, rằng chỉ là họ đang ở một biến thể khác thôi. (Bạn cũng có thể tìm đọc hay nghe bài giảng Người thân đã mất của tôi ở đâu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh để hiểu hơn về việc chuyển đổi ý nghĩa này). Ví dụ trên cho thấy việc chuyển đổi ý nghĩa/ nội dung có tác dụng như thế nào. Tình huống không hề thay đổi những ý nghĩa mà những người thực hiện chuyển đổi ý nghĩa đặt vào thì thay đổi.

Bạn cũng có thể tạo ra một sự chuyển đổi ý nghĩa của sự việc bằng cách tự đặt cho bạn câu hỏi như:

  • “Tình huống/ Sự việc này có ý nghĩa nào khác không?” ;
  • Có điều gì về sự việc này mà tôi còn chưa nhận ra sẽ mang đến ý nghĩa khác và thay đổi phản ứng của tôi không?”.

Mình sẽ đưa thêm một tình huống cụ thể và 2 cách đổi khung để bạn hình dung rõ hơn về Kỹ thuật đổi khung (reframing nlp):

  • Tình huống: Một người mẹ cảm thấy lo lắng vì con mình quá mải mê chơi game mà không tập trung vào việc học.
  • Đổi khung ngữ cảnh: Hãy nhìn nhận rằng việc chơi game có thể giúp con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, phản xạ nhanh và khả năng tư duy chiến lược. Trong bối cảnh này, việc chơi game không chỉ là giải trí mà còn là cơ hội học hỏi những kỹ năng quý giá.
  • Đổi khung ý nghĩa: Thay vì lo lắng rằng con mình đang lãng phí thời gian, bạn có thể xem việc chơi game như một phần thưởng sau khi con hoàn thành bài tập, giúp con thấy việc học không hề nhàm chán và tăng động lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Từ những ví dụ cụ thể mà mình chia sẻ, bạn có thể thấy kỹ thuật đổi khung giúp chúng ta thay đổi tư duy và cảm xúc về một vấn đề, tạo ra những góc nhìn tích cực hơn.

QUY TRÌNH CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỔI KHUNG

Trước tiên, bạn hãy dành ra vài phút để nghĩ về 3 hay 5 tình huống trong cuộc sống đang thách thức bạn. Trả lời câu hỏi Coaching sau:

  • Bạn nhìn vào những tình huống trên bằng bao nhiêu cách?
  • Bạn đặt xung quanh những tình huống ấy bao nhiêu khung tham chiếu?
  • Bạn học được điều gì khi nhìn những sự việc ấy bằng cách nhìn khác đi?
  • Điều này giúp bạn hành động khác đi như thế nào?

Có thể bạn sẽ có suy nghĩ rằng: “Việc này tôi khó thực hiện lắm. Đôi lúc tôi cảm thấy quá chán nản để làm điều đó”. Vậy theo bạn, chán nản là gì? Nó chỉ là một trạng thái cảm xúc thôi bạn ạ! Đều kiện tiên quyết để có thể đổi khung/ chuyển đổi bản thân là ngắt kết nối với trải nghiệm chán nản và nhìn nó từ một góc nhìn khác, sau đó bạn mới có thể thay đổi trạng thái sinh lý của bản thân.

Bạn có thể thực hiện Kỹ thuật đổi khung (reframing NLP) bằng đổi khung ngữ cảnh (Context Reframing) hoặc đổi khung ý nghĩa (Meaning Reframing) theo các bước mà mình chia sẻ dưới đây:

1. Đổi Khung Ngữ Cảnh (Context Reframing)

  1. Xác định tình huống cần đổi khung:
    • Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống mà bạn cảm thấy tiêu cực hoặc cần thay đổi góc nhìn.
    • Ví dụ: Bạn cảm thấy căng thẳng vì một dự án quan trọng không tiến triển như mong muốn.
  2. Phân tích bối cảnh hiện tại:
    • Xem xét tình huống trong bối cảnh hiện tại và hiểu rõ tại sao nó gây ra cảm giác tiêu cực hoặc căng thẳng.
    • Ví dụ: Bạn lo lắng vì dự án không đạt tiến độ như kế hoạch, gây áp lực lớn.
  3. Tìm bối cảnh khác:
    • Xác định một bối cảnh khác nơi mà tình huống này có thể được nhìn nhận theo một cách tích cực hơn.
    • Ví dụ: Dự án này có thể là cơ hội để bạn học hỏi thêm kỹ năng quản lý thời gian hoặc giải quyết vấn đề.
  4. Đưa ra quan điểm mới:
    • Đổi khung tình huống bằng cách xem xét nó trong bối cảnh mới và nhận diện những lợi ích hoặc cơ hội mà nó mang lại.
    • Ví dụ: Dự án không đạt tiến độ như kế hoạch có thể giúp bạn phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn và cải thiện khả năng lập kế hoạch cho các dự án tương lai.

2. Đổi Khung Ý Nghĩa (Meaning Reframing)

  1. Xác định cảm xúc tiêu cực:
    • Xác định những cảm xúc hoặc suy nghĩ tiêu cực bạn có về một tình huống.
    • Ví dụ: Bạn cảm thấy thất vọng vì không đạt được một mục tiêu quan trọng.
  2. Xác định ý nghĩa hiện tại:
    • Xem xét ý nghĩa hiện tại mà bạn gán cho tình huống này và hiểu rõ những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực liên quan.
    • Ví dụ: Bạn nghĩ rằng không đạt mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn không đủ khả năng.
  3. Tìm kiếm ý nghĩa tích cực:
    • Tìm một cách nhìn mới để thay đổi ý nghĩa của tình huống, tìm ra những điểm tích cực hoặc bài học từ tình huống đó.
    • Ví dụ: Không đạt mục tiêu có thể chỉ ra rằng bạn cần điều chỉnh kế hoạch hoặc nỗ lực hơn nữa, và điều này giúp bạn trở nên kiên trì và mạnh mẽ hơn.
  4. Thay đổi cách diễn giải:
    • Điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bạn bằng cách áp dụng ý nghĩa mới và nhìn nhận tình huống theo cách tích cực hơn.
    • Ví dụ: Không đạt mục tiêu là cơ hội để học hỏi và cải thiện, giúp bạn có động lực để nỗ lực hơn trong tương lai.

Bằng cách thực hiện các bước mà mình vừa chia sẻ, bạn có thể thay đổi cách nhìn nhận về các tình huống trong cuộc sống, làm cho chúng trở nên tích cực hơn hoặc có thể học được bài học gì đó có ý nghĩa. Để sử dụng Kỹ thuật đổi khung (reframing NLP) bạn cần thực hành kỹ thuật này nhiều lần.

Nếu bạn là một healer, coach, nhà trị liệu,…thì bộ kỹ thuật NLP chắc chắn cần có trong toolkit hành nghề của mình.

Bạn có thể tham khảo cuốn sách LÀM CHỦ PHƯƠNG PHÁP NLP TRONG COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH.

Sách hiện đang có bán trên TIKI.

Bài đọc thêm: Mô hình truyền thông NLP – Làm chủ nghệ thuật giao tiếp

Để học NLP nguyên bản, nguyên chủng và coaching trực tiếp với NLP Trainer thế hệ đầu tiên thuộc hiệp hội ABNLP – Hãy liên hệ mình để đặt lịch Coaching 1-1 và nắm rõ thông tin về khóa học NLP COACHING CHO CHUYÊN GIA, CẤP 2 CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ dành cho chuyên gia, coach, nhà trị liệu,…

Tổng kết

Thực hành kỹ thuật đổi khung (reframing) trong NLP là một kỹ năng hiệu quả giúp chúng ta có những kết quả tuyệt vời. Nó giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận về một tình huống để tạo ra những cảm xúc và phản ứng tích cực hơn. Có hai loại đổi khung chính:

  1. Đổi Khung Ngữ Cảnh (Context Reframing):
    • Bước 1: Xác định tình huống tiêu cực.
    • Bước 2: Phân tích bối cảnh hiện tại.
    • Bước 3: Tìm bối cảnh mới nơi tình huống có thể được nhìn nhận tích cực hơn.
    • Bước 4: Đưa ra quan điểm mới dựa trên bối cảnh khác.
  2. Đổi Khung Ý Nghĩa (Meaning Reframing):
    • Bước 1: Xác định cảm xúc tiêu cực về tình huống.
    • Bước 2: Xác định ý nghĩa hiện tại của tình huống.
    • Bước 3: Tìm kiếm ý nghĩa tích cực hoặc bài học từ tình huống.
    • Bước 4: Thay đổi cách diễn giải tình huống theo ý nghĩa mới.

Cả hai kỹ thuật giúp bạn nhìn nhận các tình huống theo cách mới, từ đó giảm cảm giác tiêu cực và tìm ra cơ hội hoặc bài học trong từng hoàn cảnh. Những nhà lãnh đạo tài ba, những chuyên gia đào tạo chuyên nghiệp hay những bậc thầy giao tiếp đều có khả năng đổi khung. Họ biết cách động viên và trao quyền cho người khác.

Chúc bạn thực hành kỹ thuật đổi khung (reframing) hiệu quả

Trần Đức Hưng

Sáng lập Blog Học thôi miên – Chuyên trang kiến thức thôi miên, tâm lý & NLP

  1. https://vtv.vn/vtv8/nhung-chiec-dia-lam-tu-la-bang-bien-20220226194016975.htm ↩︎

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang