7 tác hại của thôi miên và cách phòng tránh

Thôi miên là một trạng thái đặc biệt của tâm trí và cơ thể. Trong trạng thái đó, tiềm thức của người thực hành trở nên nhạy bén, cởi mở và dễ đón nhận những gợi ý để thay đổi tư duy, niềm tin, cảm xúc, hành vi… Trong bài viết này, mình chia sẻ đến bạn 7 tác hại của thôi miên và cách phòng tránh.

Thôi miên thường được thực hiện với sự hướng dẫn của một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Nhưng ngoài ra, mỗi chúng ta hoàn toàn có khả năng tự thôi miên cho bản thân mình.

Bạn có thể tìm hiểu hơn về định nghĩa và phân loại thôi miên trong bài viết thôi miên là gì

Dù muốn hay không, mỗi ngày chúng ta vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái thôi miên, như khi buồn ngủ trưa, khi quá chú tâm vào một việc đến nỗi quên mất môi trường xung quanh, hoặc khi chuẩn bị rơi vào giấc ngủ buổi tối. 

Trong khi thôi miên, hầu hết mọi người cảm thấy bình tĩnh và thư giãn. Thôi miên thường khiến mọi người cởi mở hơn với những gợi ý về thay đổi suy nghĩ, hành vi. Mặc dù bạn cởi mở hơn với gợi ý trong quá trình thôi miên, nhưng bạn không mất kiểm soát hành vi của mình trong phiên thôi miên. 

Tuy nhiên, một số học viên và khách hàng thường hỏi mình: “Tác hại của thôi miên có không hả Hưng?” Theo mình thì hầu như thôi miên không có tác hại, nhưng hầu như không có nghĩa là hoàn toàn không. 

Nếu hỏi thôi miên có nguy hiểm không, thì câu trả lời sau khi Hưng nghiên cứu rất nhiều tài liệu là: Không.

Bạn có thể đọc thêm tại bài viết tự thôi miên có nguy hiểm không

Nhưng có một vài rủi ro khi thực hiện phiên thôi miên mà bạn nên biết, dù là khi chuyên gia thôi miên cho bạn hay khi bạn tự thôi miên cho mình. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn 7 tác hại của thôi miên, để từ đó bạn có cách phòng tránh và ứng dụng thôi miên hiệu quả, an toàn.

1. Không được thực hành thôi miên khi đang lái xe

Khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc, nếu rơi vào trạng thái thôi miên sẽ rất nguy hiểm cho bạn và người khác. Vì trong trạng thái thôi miên, bạn buồn ngủ, phản ứng thể chất của cơ thể bạn trở nên chậm chạp. 

2. Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thôi miên với trường hợp bệnh tâm thần

Về cơ bản, thôi miên không phải là một phương pháp chữa bệnh chính thống trong y khoa. Sử dụng thôi miên cho bệnh tâm thần phải được sự giám sát và cho phép của bác sĩ tâm thần trực tiếp điều trị. (Và tốt nhất là bác sĩ điều trị thực hiện thôi miên như trường hợp ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới).

Nếu người điều trị không phải là một chuyên gia được đào tạo, điều đó có thể tạo ra những ký ức giả, điều này có thể làm rối loạn thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần của bệnh nhân và có thể gây ra nhiều vấn đề hơn.

3. Thôi miên có thể gây ra trạng thái đau đầu, chóng mặt

Một số người phản hồi khi được thôi miên có thể trải qua trạng thái váng đầu nhẹ sau khi thực hiện phiên thôi miên. Nguyên nhân chính của đau đầu sau thôi miên chưa được rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự căng thẳng mà người đó đang mang và sự tập trung tinh thần kéo dài trong quá trình thôi miên.

Ngoài ra, một số người cũng có thể trải qua cảm giác chóng mặt sau khi thôi miên. Trạng thái chóng mặt thường kết thúc nhanh chóng sau khi người thực hành thức tỉnh, đứng dậy và có một vài động tác vận động nhẹ nhàng. Cảm giác chóng mặt có thể là do sự thay đổi đột ngột của tư thế. Thông thường, người thực hành gần như nằm ra trong phiên thôi miên, và nếu thức dậy và ngồi dậy quá nhanh cũng có thể gây chóng mặt. 

Có thể bạn cần: Kịch bản thôi miên giúp ngủ ngon

Không phải tất cả mọi người đều gặp phải những phản ứng phụ này, và nếu có gặp thì cũng qua khá nhanh. Đôi khi sự chóng mặt và đau đầu không hẳn là do thôi miên, mà là do tư thế nằm thực hành thôi miên. Khoảng năm 2019 mình có hướng dẫn cho một lớp học khoảng 20 người thực hành thôi miên. Vì mọi người thường tựa đầu vào ghế để thôi miên nên dễ bị đau đầu, vai gáy. Nhưng mình nghĩ rằng đó không hẳn là do tác dụng của thôi miên, mà chỉ là do tư thế ngồi/ nằm. 

Một cảnh trong thôi miên sân khấu của các chương trình đào tạo mình đứng lớp

4. Tác hại của thôi miên là: có thể gây buồn ngủ

Tất nhiên, hầu hết mọi người khi rơi vào trạng thái thôi miên sẽ lim dim, buồn ngủ, muốn nhắm mắt. Sau khi thực hành thôi miên, một số ít người có cảm giác bâng khuâng như sau khi vừa ngủ dậy.

Vậy nên sẽ không phù hợp nếu bạn thực hành thôi miên sâu trước thời điểm các hoạt động cần sự mạnh mẽ và tỉnh táo như lái xe, chạy bộ, thuyết trình sân khấu, 

5. Hãy cẩn trọng khi sử dụng thôi miên để chữa lành những nỗi đau quá lớn

Thôi miên là phương pháp hiệu quả để chữa lành nỗi đau tâm lý. Mình đã giúp các khách hàng của mình vượt qua những vấn đề như: lo âu, sợ hãi, đau khổ sau khi chia tay, ly hôn… Nhưng nếu sử dụng thôi miên để vượt qua một nỗi đau quá lớn, như một sang chấn tâm lý thì hãy hết sức cẩn thận, đặc biệt khi bạn tự thôi miên cho bản thân. 

Khi dùng thôi miên để đối diện với một nỗi đau quá lớn mà không có một chuyên gia trợ giúp bên cạnh, bạn có thể sẽ khơi gợi nỗi đau của mình và làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn. Sau khi thôi miên, chẳng những bạn không giảm đau khổ, mà còn đau khổ hơn. 

6. Cẩn thận với những kỳ vọng quá mức

Mình biết một số người được quảng cáo và tin rằng học thôi miên có thể “chữa bách bệnh”, hoặc “học thôi miên, cài đặt tiềm thức xong giàu có luôn”… Hưng cho rằng đó là những trường hợp bị “ảo tưởng nhẹ”. 

Thứ nhất, với vấn đề chữa bệnh, mình đồng ý rằng thôi miên đã được áp dụng trong y khoa, và đã có những nghiên cứu ban đầu cho thấy có tác dụng khả quan. Nhưng việc nó được công nhận là một phương pháp chữa bệnh chính thống từ Bộ y tế của các nước thì là một chuyện… có lẽ còn khá xa. Hiện giới y khoa Hoa Kỳ chưa có quan điểm mang tính chính thống nào về thôi miên. 

Thôi miên cũng chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tâm lý, tinh thần và bệnh thể chất có nguồn gốc liên quan tới tâm lý, tinh thần (ví dụ như đau đầu, đau bao tử do lo lắng, căng thẳng…). 

Thứ hai, với vấn đề trở nên thành công, giàu có nhanh sau khi thôi miên: Lý thuyết là thôi miên sẽ thay đổi tiềm thức → thay đổi tiềm thức sẽ thay đổi tư duy → thay đổi tư duy sẽ thay đổi hành động → thay đổi hành động sẽ thay đổi kết quả. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng nó là cả một quá trình, chứ không thể có chuyện giàu có hay thành công ngay sau một đêm nhờ thôi miên. 

Một người có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tiềm thức và tư duy của người ấy là MỘT trong những yếu tố đó, chứ không phải là tất cả. 

Vậy nên, nếu thực hành thôi miên với kỳ vọng sẽ đột phá ngay – đột phá nhanh (nói tóm lại là giàu nhanh), thì phần lớn là sẽ sớm thất vọng. 

7. Thôi miên có thể dẫn tới chủ quan với cơn đau

Đau là một báo hiệu cho thấy cơ thể đang có chỗ nào đó không ổn. Giảm đau không phải là một cách chữa bệnh tận gốc.

Giả sử một người được chẩn đoán là đau bao tử mãn tính, và đã được điều trị bởi những người có chuyên môn, thì người đó có thể sử dụng thôi miên để giảm cơn đau và sự khó chịu. 

Nhưng nếu một người thấy đau dai dẳng nhiều ngày không rõ nguyên nhân, rồi dùng thôi miên giảm đau mà không đi khám bệnh thì điều đó có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của người ấy. 

Ứng dụng thôi miên để trở nên tự tin – Podcast Trần Đức Hưng

Tổng kết

Trên đây là 7 tác hại của thôi miên và một vài rủi ro không đáng có. Phần lớn những tác hại của thôi miên thuộc về hai nhóm. 

  • Nhóm 1: tác hại đơn giản và có thể phòng tránh được
  • Nhóm 2: tác hại do hiểu không đúng về thôi miên, do kỳ vọng quá mức hoặc do chủ quan với vấn đề sức khỏe, bệnh tật của mình. 

Với những người có hiểu biết đúng đắn, thì những tác hại trên không phải là vấn đề. Trong trường hợp bạn đang băn khoăn cân nhắc trường hợp của mình có nên sử dụng thôi miên hay không, thì hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về cách ứng dụng thôi miên hiệu quả, an toàn để nâng cao sức khỏe, trải nghiệm hạnh phúc và thành công thì hãy tham khảo khóa học 21 ngày ứng dụng thôi miên trong mọi mặt đời sống của mình và Thạc sỹ tâm lý Lê Văn Thịnh.

Trong đó, bạn sẽ được lý giải đầy đủ, khoa học về thôi miên và hướng dẫn thực hành hiệu quả từng bước một. 

Tài liệu tham khảo

  1. Alexandra Benisek (2022): “Tác dụng phụ và rủi ro của thôi miên”, đăng trên Webmd, (Tiếng Anh).

Bollinger, J. W. (2018). “Tỷ lệ các sự kiện bất lợi liên quan đến thôi miên trong các thử nghiệm lâm sàng”. Tạp chí thôi miên lâm sàng Hoa Kỳ, 60(4), 357-366. doi:10.1080/00029157.2017.1315927. Retrieved January 30, 2019 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29485379

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang