“Tại sao lại bị thôi miên?” là câu hỏi mà nhiều người chưa biết gì về thôi miên thường hay thắc mắc. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Thôi miên là một phương pháp có lịch sử lâu đời. Thế nhưng hầu hết mọi người Lại chưa biết tại sao con người bị thôi miên. Trước công nguyên ở Trung Quốc, các thầy thuốc đã biết dùng thôi miên để giúp bệnh nhân giảm đau. Ở Ai Cập, người ta dùng thôi miên trong các nghi lễ tôn giáo.
Ngày nay, thôi miên hiện đại được giới tâm lý và y khoa công nhận. Có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra tác dụng của thôi miên với tâm trí và cơ thể con người.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào lý do tại sao lại bị thôi miên và những tác động mà hiện tượng này mang lại.

TẠI SAO LẠI BỊ THÔI MIÊN?
Đây là cách đặt vấn đề sai từ đầu. Chính câu hỏi “tại sao lại bị thôi miên” là nguyên nhân khiến chúng ta nhầm lẫn. Mọi người cứ hình dung rằng “bị thôi miên” nghĩa là bị ai đó dùng thuật thôi miên để tác động tới tâm trí.
Không có ai bị thôi miên cả. Trong một phiên thôi miên, người thực hành thôi miên đồng ý để nhà thôi miên giúp anh ta đi vào trạng thái thôi miên. Như vậy, về bản chất, anh ta đang tự đi đi vào trạng thái thôi miên (với sự giúp đỡ của nhà thôi miên).
Nếu bạn ngồi tỉnh táo, không muốn vào trạng thái thôi miên, thì không có bất kỳ ai có thể thôi miên bạn theo phương pháp thông thường.
Có một phương pháp đặc biệt là dùng một số dược chất, nhưng nếu không phải là bác sĩ có chuyên môn và bằng cấp phù hợp, thì không được phép dùng phương pháp này.

Vậy thì hiểu thế nào cho đúng về thôi miên?
Thôi miên là đi vào trạng thái thôi miên
Trạng thái thôi miên là một trong những trạng thái của con người.
Chúng ta có các trạng thái căn bản sau:
- Trạng thái hoàn toàn tỉnh táo khi cơ thể đang hoạt động
- Trạng thái tập trung và thư giãn (Ví dụ như khi tập trung học tập hay Thiền Định)
- Trạng thái lim dim, chập chờn (Ví dụ như trạng thái chuẩn bị đi vào giấc ngủ)
- Trạng thái ngủ sâu
Trạng thái số 3 là “trạng thái thôi miên”. Thực tế là, chúng ta rơi vào trạng thái thôi miên gần như mỗi ngày.

Ví dụ: Buổi trưa ở văn phòng, chợp mắt 15 phút. Khi này bạn chưa ngủ hẳn, mà là lim dim trong trạng thái thôi miên. Buổi tối, nằm xuống giường, trước khi vào giấc ngủ, chúng ta cũng lim dim trong trạng thái thôi miên. Đây gọi là những khoảnh khắc thôi miên tự nhiên.
Lợi ích của trạng thái thôi miên
Nếu chúng ta không tận dụng trạng thái thôi miên thì chẳng có điều gì xảy ra cả. Còn nếu như chúng ta biết vậy tận dụng thì trạng thái thôi miên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Khoa học đã chứng minh được tác dụng của trạng thái thôi miên. Ở đây mình đưa ra một vài tác dụng chính như sau: 1
- Kiểm soát cơn đau
- Kiểm soát lo lắng và căng thẳng
- Vượt qua những nỗi ám ảnh
- Tâm lý tích cực và tự tin hơn
- Hỗ trợ điều trị y tế khi được bác sĩ cho phép: Ví dụ như các rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, trầm cảm…
- Cải thiện khả năng tập trung
- Lập trình những thói quen mới
- Lập trình tư duy mới
- …
Muốn tận dụng trạng thái thôi miên cho những lợi ích này thì cần sự hướng dẫn của nhà thôi miên hoặc hướng dẫn từ các audio thôi miên.
Còn những video thôi miên trên YouTube hiện nay theo mình quan sát thì cá nhân mình thấy: chỉ một số người là chuẩn theo quy trình, còn một số là chia sẻ vì đam mê nhưng không bài bản.
Ngoài ra, có một cách khác để tận dụng trạng thái thôi miên đó là tự thực hành thôi miên bằng phương pháp hình dung và tưởng tượng. Thời điểm phù hợp nhất để hình dung và tưởng tượng là trước khi đi vào giấc ngủ. Nếu có hiểu biết về thôi miên, chúng ta có thể tự thực hành thôi miên bằng hình dung và tưởng tượng.
- Bạn có thể xem video của mình mang tên “Tự thôi miên để trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình” trên Youtube.
TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI LẠI DỄ BỊ THÔI MIÊN?
Có một sự thật là không phải ai cũng dễ dàng đi vào trạng thái thôi miên. Một số người làm việc này rất dễ dàng và một số người khác thì không.
Có hai nguyên nhân cho điều này: Thứ nhất là bẩm sinh và thứ hai là luyện tập.
Nguyên nhân thứ nhất là bẩm sinh
TS. David Spiegel, một giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Stanford Cho rằng: “ Có khoảng 25% dân số không dễ bị thôi miên.”
Ông giải thích rằng có sự khác biệt đáng kể trong vùng não của những người không dễ bị thôi miên và những người dễ bị thôi miên.
Ở những người khó đi vào trạng thái thôi miên thì các vùng não liên quan đến kiểm soát, điều hành và chú ý có xu hướng hoạt động ít hơn.
Những người dễ đi vào thôi miên thì có vùng não này hoạt động nhiều hơn.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì: Những người có khả năng tập trung cao thì có xu hướng dễ đi vào trạng thái thôi miên hơn. Những người tư duy phân tán khó tập trung thì khó đi vào trạng thái thôi miên hơn.
Điều này hoàn toàn trái ngược với sự nhầm tưởng của rất nhiều người, đó là những người tư duy phân tán khó tập trung dễ bị thôi miên.
Sự thật là: Những người có khả năng tập trung cao hơn thì dễ đi vào trạng thái thôi miên.
Nguyên nhân thứ hai là do luyện tập

Thôi miên là một kỹ năng. Nói một cách khác: Đi vào trạng thái thôi miên là một kỹ năng. Và đã là một kỹ năng thì hoàn toàn có thể luyện tập.
Ví dụ, Hôm nay khả năng đi vào trạng thái thôi miên của bạn chỉ đạt 5/10. Thì bạn hoàn toàn có thể tập trung luyện tập để nâng cao khả năng này đạt 7/10 8/10 9/10 .
Luyện tập càng nhiều thì khả năng đi vào trạng thái thôi miên càng tốt. Song song với đó là khả năng tập trung của bạn cũng sẽ tăng lên.
Tôi có dễ bị thôi miên không?
Bây giờ thì bạn có thể đặt ra câu hỏi là, vậy thì “Tôi có dễ bị thôi miên hay không?”
Sẽ rất là khó để biết ai đó có dễ bị thôi miên hay không.
Những nhà thôi miên có cách thử nghiệm để biết người thực hành có dễ đi vào trạng thái thôi miên hay không
Nếu như bạn chưa thực hành thôi miên bao giờ thì sẽ rất khó để xác định bạn có dễ bị thôi miên hay không.
Khả năng thôi miên là một đặc điểm tuân theo phân phối chuẩn: 10% đến 20% số người không dễ bị thôi miên và khoảng cùng tỷ lệ đó có khả năng phản ứng cao; những người khác nằm ở đâu đó giữa hai tỷ lệ này. Có một số biện pháp để đánh giá khả năng phản ứng với thôi miên của một người, chẳng hạn như Hồ sơ thôi miên ngắn gọn ( Spiegel, H., & Spiegel, D., Trance and Treatment: Clinical Uses of Hypnosis , American Psychiatric Association Publishing, 2004 ) hoặc Thang đo khả năng thôi miên Elkins ( Kekecs, Z., et al., International Journal of Clinical and Experimental Hypnosis , Tập 69, Số 1, 2021 ).
Trong bài viết này, mình gợi ý cho bạn một bài kiểm tra bên dưới. Một phần nào kết quả sẽ cho biết mình có thuộc nhóm dễ đi vào trạng thái thôi miên hay không.
Có một bản câu hỏi. Với mỗi câu hỏi, bạn sẽ trả lời là “có” hay “không”
Sau khi trả lời xong bằng câu hỏi này thì với tất cả những câu trả lời “có”, bạn sẽ tính một điểm. Với câu trả lời “không”, bạn sẽ tính không điểm
Bạn sẽ tính tổng số điểm của mình để biết kết quả
Sau đây là 10 câu hỏi:
- Bạn có thường xuyên nhớ về các kỷ niệm trong thời thơ ấu của mình?
- Bạn có xu hướng bị cuốn theo khi xem phim hoặc đọc sách không?
- Bạn có khả năng biết ai đó sẽ nói gì trước khi người đó làm không?
- Có bao giờ bạn nhìn thấy một hình ảnh và gây ra cảm giác vật lý cho mình không Ví dụ như Bạn xem phim ở giữa sa mạc và sau đó là bạn cảm thấy khát nước.
- Bạn có bao giờ bị cuốn theo dòng suy nghĩ khi Đang đi trên đường hay không Và sau đó bạn về nhà Mới chợt phát hiện ra là mình đã về đến nhà
- Đôi khi bạn nghĩ bằng hình ảnh thay vì lời nói?
- Bạn đã bao giờ cảm thấy sự hiện diện của ai đó trong phòng, thậm chí trước khi nhìn thấy họ?
- Bạn có thích nhìn những đám mây và đoán hình của chúng hay không?
- Có bao giờ bạn ngửi thấy một mùi hương và nhớ lại một kỷ niệm mạnh mẽ?
- Bạn có thường suy nghĩ sâu sắc về một điều gì đó khi ở một mình hay không?
Cách tính kết quả như sau:
- Điểm 0-2: Bạn Không dễ đi vào trạng thái thôi miên . Khi thực hành thôi miên Có thể bạn sẽ phản kháng với các đề xuất. Bạn cần luyện tập khá nhiều để có khả năng đi vào trạng thái Thôi miên dễ hơn
- Từ 3 đến 7 điểm: Khả năng đi vào trạng thái thôi miên của bạn là trung bình. Chỉ cần bạn thực sự mong muốn đi vào trạng thái Thôi miên thì bạn có thể đi vào được. Bạn chỉ cần luyện tập một chút là có khả năng đi vào trạng thái thôi miên dễ dàng.
- Từ 8 đến 10 điểm: Bạn thuộc nhóm người dễ đi vào trạng thái thôi miên . Gần như bạn không cần luyện tập để đi vào trạng thái thôi miên.
Kết quả bên trên chỉ phản ánh được vấn đề bẩm sinh của bạn
Còn việc bạn có dễ đi vào trạng thái thôi miên còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác
Ví dụ như:
- Điều kiện môi trường xung quanh có yên tĩnh hay không
- Bạn có tin tưởng nhà thôi miên hay không
- Bạn có muốn đi vào trạng thái thôi miên hay không
- Bạn đã luyện tập đi vào trạng thái thôi miên nhiều lần hay chưa
Tổng kết
Trong bài viết này, Blog học thôi miên đã giúp bạn sáng tỏ câu hỏi “Tại sao lại bị thôi miên”.
Dưới đây mà một vài tóm tắt bài viết bạn cần nhớ:
- Thứ nhất, không có việc bị ai đó thôi miên mà tất cả là tự chúng ta đi vào trạng thái thôi miên
- Thứ hai, trạng thái thôi miên là một trong những trạng thái tự nhiên của con người . Chúng ta thường xuyên đi vào trạng thái thôi miên tự nhiên trước giấc ngủ
- Thứ ba có một số người dễ đi vào trạng thái thôi miên và có một số người khó hơn
Đại là số mọi người thì ở mức trung bình.
Có một bài tập trắc nghiệm để bạn biết mình thuộc nhóm dễ đi vào trạng thái thôi miên hay khó đi vào trạng thái thôi miên
Nhưng dù với bất kỳ ai thì mình tin rằng thôi miên sẽ có rất nhiều giá trị và lợi ích nếu chúng ta biết thực hành đúng cách và có sự hướng dẫn của những người chuyên nghiệp.
Hi vọng rằng bài viết này đã trả lời được phần nào thắc mắc của bạn.
****
Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về thôi miên, hãy gia nhập lớp học thôi miên nhập môn của bên mình. Lớp này là khóa học Online hoàn toàn miễn phí. Bạn ẤN VÀO ĐÂY để tìm hiểu và ghi danh học nhé!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thông qua sách vở một cách tường tận và chuyên sâu hơn, mời bạn tìm đọc cuốn cẩm nang 21 ngày làm chủ nghệ thuật thôi miên để mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công – Ths tâm lý Lê Văn Thịnh và mình – chuyên gia thôi miên có chứng nhận quốc tế ABH sẽ tập trung giúp bạn khám phá những kiến thức – kỹ năng thôi miên cơ bản, những ứng dụng thực tế với các bài tập để giúp bạn phát triển kỹ năng tự hướng dẫn thôi miên cho chính bản thân mình.

Những kỹ năng thôi miên cơ bản và những ứng dụng thực tế sẽ giúp bạn phát triển khả năng tự thôi miên của mình theo một cách bài bản (ở cấp độ dành cho cá nhân tự thực hành).
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Blog học thôi miên.
Chúc bạn tự thôi miên thành công
- https://www.apa.org/monitor/2024/04/science-of-hypnosis ↩︎