Thiết lập mục tiêu bằng phương pháp của NLP – 9 nguyên tắc quan trọng khi thiết lập mục tiêu.

Khi nói đến mục tiêu thì trong đầu chúng ta thường nghĩ ngay tới những công thức thiết lập mục tiêu cơ bản như Smart. Nhưng vấn đề là khi không hiểu sâu, thì có thể phương pháp Smart sẽ không hiệu quả. 

Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu quy trình thiết lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP. Và bây giờ chúng ta sẽ đi vào nội dung chi tiết.

Tại sao mục tiêu lại quan trọng?

Có một câu nói nổi tiếng của Fitzhugh Dodson: “Người không có mục tiêu giống như con thuyền không bánh lái – họ trôi dạt và có khả năng không bao giờ cập bến.”

Mục tiêu là rất quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bởi vì: 

Thứ nhất, mục tiêu sẽ khiến cho bạn tập trung cao độ. Trong NLP có một tiền đề: “Mọi người đều có mọi nguồn lực cần thiết để thành công và hạnh phúc.” Đôi khi nguồn lực đó xuất hiện dưới dạng tiềm năng. Nếu không có mục tiêu, thì chúng ta sẽ không sử dụng được tiềm năng của mình. 

Thứ hai, mục tiêu sẽ giúp bạn vượt qua sự trì hoãn. Khi không có mục tiêu, thì chúng ta sẽ làm những việc mình thích. Còn khi có mục tiêu rõ ràng, thì chúng ta cảm thấy có trách nhiệm phải làm những việc mình cần làm. 

Thứ ba, khi có mục tiêu, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ hơn. Mục tiêu sẽ truyền cảm hứng để bạn hành động và gặt hái những phần thưởng xứng đáng. 

Phân biệt ước muốn và mục tiêu

Ở đây chúng ta cần phân biệt ước muốn và mục tiêu, bởi vì cả hai rất dễ nhầm lẫn. 

Ước muốn thường là những điều bạn khát khao, nhưng nó lại mơ hồ, thiếu kế hoạch cụ thể. Bạn có thể mong muốn “giàu có,” nhưng nếu không có bước đi rõ ràng, ước muốn này chỉ là suy nghĩ thoáng qua, không dẫn đến hành động thực tế, và nó không dẫn tới kết quả. Đó là sự khác biệt lớn giữa việc mơ về một điều gì đó và thực sự đạt được nó.

Mục tiêu, ngược lại, là ước muốn được định hình rõ ràng, có kế hoạch cụ thể và có thời gian hoàn thành. Ví dụ, thay vì chỉ ước “giàu có”, bạn có thể đặt ra mục tiêu như “tiết kiệm 100 triệu đồng trong một năm.” Mục tiêu đòi hỏi sự cam kết và hành động cụ thể để có thể đạt được. Mục tiêu thì khả thi hơn là ước muốn vì nó giúp bạn biết rõ mình cần làm gì. 

Phân loại mục tiêu

Chúng ta có nhiều mặt cuộc đời, và mỗi mặt thì đều cần mục tiêu. Có những thứ chúng ta có thể đặt mục tiêu bằng con số, ví dụ như là số tiền, thu nhập. Nhưng cũng có những thứ rất khó đặt mục tiêu bằng con số như mối quan hệ, tâm linh, tình cảm. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào?

Có hai loại mục tiêu chính mà bạn cần hiểu rõ: đó là mục tiêu kết quả và mục tiêu hành động. 

  1. Mục tiêu kết quả, như cái tên của nó, là tập trung vào kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được. Ví dụ, “giảm 5kg trong 3 tháng” hoặc có thu nhập 200 triệu mỗi tháng, là những mục tiêu kết quả. 
  2. Mục tiêu hành động là mục tiêu tập trung vào các bước, các hành động cụ thể để đạt được kết quả. Thông thường, trong những lĩnh vực mơ hồ như mối quan hệ, tâm linh thì bạn nên chuyển từ mục tiêu kết quả thành mục tiêu hành động cho cụ thể hơn. 

Ví dụ, muốn có kết quả là kết nối tốt hơn với con, thì bạn đặt mục tiêu hành động là: chơi với con ba lần mỗi tuần, đưa con đi công viên hoặc coi phim vào mỗi cuối tuần. Đây là những mục tiêu đo lường được, có thực hiện được hay không là bạn biết liền. Khi bạn thực hiện đúng mục tiêu hành động, thì mục tiêu kết quả là kết nối với con sẽ trở nên khả thi. 

Kết quả 

Tất cả mọi mục tiêu, cuối cùng cũng sẽ phải dẫn về kết quả mà chúng ta mong muốn. Nói ngắn gọn, kết quả trả lời cho câu hỏi: “Ta muốn gì?”

Trong NLP, có các nguyên tắc để thiết lập một kết quả khả thi. Khi đi theo những nguyên tắc này, bạn sẽ thiết lập được các mục tiêu hiệu quả.

Sau đây là nội dung chi tiết.

Các nguyên tắc cho một kết quả khả thi

Nguyên tắc thứ 1: Công bố ở dạng tích cực. 

Khi đặt ra mục tiêu, bạn cần diễn đạt nó theo cách tích cực, tập trung vào điều mình muốn đạt được, thay vì điều mình muốn tránh. Hãy trả lời câu hỏi: Tôi muốn đạt được điều gì một cách cụ thể?

Ví dụ, thay vì nói “Tôi không muốn thiếu tiền nữa” thì hãy đặt mục tiêu là “tôi bắt đầu tích lũy được 5tr mỗi tháng và tăng dần theo thời gian”. Hãy để tâm trí tập trung vào những gì mình muốn, chứ không phải là những gì mình không muốn. 

Nguyên tắc thứ 2: Hòa nhập vào tình huống

Ví dụ Thay vì đặt mục tiêu là “Tôi sẽ có kỹ năng thuyết trình tốt vào năm sau,” bạn cần hình dung cụ thể hơn và sống trong khoảnh khắc đó. 

Hãy đặt mục tiêu là: “Bây giờ là ngày (ghi ngày cụ thể), tôi đang tự tin và hạnh phúc, đứng trên sân khấu, thuyết trình trước 500 người.”

Khi đặt mục tiêu theo cách này, bạn đang hòa mình vào thời điểm đạt được mục tiêu. Tiềm thức của bạn sẽ cảm nhận rằng nó đang diễn ra, và điều đó làm cho mục tiêu trở nên rất khả thi. Đây là cách giúp bạn tập trung vào cảm giác thành công. 

Như một bậc thầy từng nói: “Hãy bắt đầu từ tương lai, chứ không phải từ hiện tại.” Điều này có nghĩa là bạn hãy bắt đầu từ việc hòa nhập vào không gian và bối cảnh mà mình mong muốn đạt được. Thay vì chỉ nghĩ về hiện tại và những gì còn thiếu, hãy tưởng tượng rõ ràng và sống trong khoảnh khắc mình thực sự mong muốn. Điều này sẽ định hướng và thúc đẩy anh chị tiến về phía trước. 

Nguyên tắc thứ 3: Xác định cụ thể kết quả

Để đạt được mục tiêu, bạn cần xác định rõ ràng kết quả mình muốn đạt được. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp SMART, bạn có thể tự coaching bản thân bằng cách sử dụng các câu hỏi theo mô hình VAK (hình ảnh, âm thanh, cảm xúc). 

Đây là những câu hỏi coaching

  • Tôi nhìn thấy điều gì khi đạt được mục tiêu này?
  • Tôi nghe thấy điều gì khi đạt được mục tiêu này?
  • Tôi cảm thấy thế nào khi đạt được mục tiêu này?

Bạn cần lưu ý rằng: đây là những hình ảnh trong tâm trí, âm thanh tâm trí và cảm nhận nội tâm.

Khi trả lời những câu hỏi này, mục tiêu không chỉ trở nên cụ thể mà còn trở nên sống động trong tâm trí. Điều đó giúp bạn kết nối sâu sắc hơn với cảm giác thành công.

Nguyên tắc thứ 4: Tìm bằng chứng cho thấy mục tiêu đã hoàn thành

Bạn cần phải rõ ràng rằng khi nào mình đạt được mục tiêu và khi nào mình chưa. Để làm điều này, chúng ta cần tìm ra bằng chứng cho thấy mục tiêu đã hoàn thành. 

Một câu hỏi coaching quan trọng ở đây là: “Làm sao tôi biết được rằng tôi đã đạt được mục tiêu?”

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, một bằng chứng cụ thể để xác nhận điều này có thể là việc bước lên cân và thấy số kg giảm đi. Hoặc, nếu mục tiêu là đọc 12 cuốn sách trong một năm,bạn có thể ghi lại danh sách những cuốn sách đã đọc và số lượng trang đã hoàn thành. Những bằng chứng này giúp bạn đo lường được, và có đo lường được thì mới cải thiện và tiến bộ. 

Nguyên tắc thứ 5: Mục tiêu đó có đáng mơ ước không?

Khi đặt ra mục tiêu, bạn cần tự hỏi liệu mục tiêu đó có thực sự đáng để theo đuổi hay không. Nếu theo đuổi một mục tiêu bình thường mà không mang lại cảm hứng cho bản thân, thì sẽ rất khó để duy trì động lực. Ngay cả khi đạt được mục tiêu đó, bạn cũng có thể không cảm thấy hạnh phúc.

Vì vậy, chúng ta cần xác định một mục tiêu xứng đáng để theo đuổi. Để làm điều này, bạn hãy tự đặt ra một số câu hỏi coaching:

  • Những phần thưởng mà mục tiêu này đem lại là gì? Hãy nghĩ về những lợi ích và niềm vui mà mục tiêu sẽ mang lại cho cuộc sống của bạn.
  • Khi đạt được mục tiêu này, nó cho phép tôi làm điều gì? Mục tiêu này có mở ra những cơ hội mới hay trải nghiệm thú vị nào không?
  • Tôi có thực sự hạnh phúc khi đạt được mục tiêu này không? Hãy tự hỏi cảm giác của bạn khi đạt được mục tiêu sẽ ra sao.
  • Mức độ hạnh phúc nếu có là mấy điểm trên thang điểm 10? Nếu bạn cảm thấy mức độ hạnh phúc là dưới 7/10, thì nên suy nghĩ lại về việc liệu mục tiêu này có thật sự đáng để theo đuổi hay không.

Nguyên tắc thứ 6: Nó phải là của chính mình

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi đặt ra mục tiêu là mục tiêu đó phải thuộc về chính bạn. Nhiều người thường theo đuổi những mục tiêu cho người khác, chứ không phải cho bản thân. Chẳng hạn, có những người học đại học không phải vì đam mê, mà vì áp lực từ gia đình hay xã hội.

Nếu bạn đang đặt ra mục tiêu vì người khác, thì có thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì động lực. Một mục tiêu đáng để theo đuổi là mục tiêu do chính bạn tạo ra và phục vụ cho chính mình.

Để kiểm tra điều này, bạn hãy tự hỏi:

  • Mục tiêu này có do tôi tự khởi xướng và duy trì hay không?
    Hãy xem xét xem liệu bạn có thực sự muốn theo đuổi mục tiêu này hay không.
  • Mục tiêu này có phải dành cho bản thân tôi không? Bạn có cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về mục tiêu này không?
  • Mục tiêu này có bị tác động từ ai không? Nếu mục tiêu chủ yếu là do tác động từ người khác, thì bạn nên suy nghĩ lại về việc liệu mục tiêu này có thật sự đáng để theo đuổi hay không.

Nguyên tắc thứ 7: Ngữ cảnh phù hợp

Khi chúng ta thực hiện mục tiêu, luôn có một bối cảnh cụ thể xung quanh. Bạn cần xem xét liệu bối cảnh đó có phù hợp với mục tiêu của mình hay không. Điều này rất quan trọng, vì một mục tiêu không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại có thể gây ra những trở ngại không cần thiết.

Để xác định ngữ cảnh phù hợp, hãy tự đặt ra những câu hỏi coaching sau đây:

  1. Tôi muốn đạt mục tiêu này với ai?
    Bạn có cần sự hỗ trợ từ người khác không? Những người xung quanh có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực cho mục tiêu của bạn.
  2. Tôi muốn đạt mục tiêu này ở đâu?
    Bối cảnh không gian có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu. Liệu nơi đó có phù hợp với mục tiêu của bạn không?
  3. Tôi muốn đạt mục tiêu này khi nào?
    Thời điểm thực hiện mục tiêu cũng rất quan trọng. Liệu thời gian này có phù hợp với kế hoạch và tình hình của bạn không?
  4. Tôi muốn đạt mục tiêu này bằng cách nào?
    Phương pháp thực hiện cũng cần phải được cân nhắc trong bối cảnh hiện tại. Có những cách tiếp cận có thể hiệu quả hơn trong những hoàn cảnh khác nhau.

Lưu ý rằng, mục tiêu cần phải hòa hợp với bối cảnh. Đôi khi, có những mục tiêu hiện tại không phù hợp với hoàn cảnh, nhưng lại có thể trở nên rất phù hợp sau hai năm nữa. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn kiểm tra bối cảnh của mục tiêu và xem xét xem liệu mục tiêu này có nên theo đuổi hay không.

Nguyên tắc thứ 8: Xác định các nguồn lực

Để hoàn thành bất kỳ mục tiêu nào, chúng ta cần có những nguồn lực hỗ trợ cho nó. Khi có những nguồn lực phù hợp, mục tiêu sẽ trở nên khả thi hơn rất nhiều. Vì vậy, việc xác định rõ các nguồn lực là rất quan trọng.

Để giúp bạn tìm kiếm nguồn lực cho mục tiêu của mình, hãy tự đặt ra những câu hỏi coaching sau đây:

  1. Tôi đang có những gì để đạt được mục tiêu này?
    Hãy xem xét những tài nguyên, kỹ năng, và kinh nghiệm mà bạn hiện có để hỗ trợ cho mục tiêu.
  2. Tôi cần thêm những gì để đạt được mục tiêu này?
    Điều này sẽ giúp bạn xác định những yếu tố thiếu hụt và lập kế hoạch cho việc bổ sung chúng.
  3. Trước đây, tôi đã từng có nguồn lực này chưa?
    Có thể bạn đã từng sở hữu những nguồn lực nhưng không còn sử dụng nữa. Hãy xem xét lại những điều này.
  4. Hiện tại, tôi thấy ai đang có nguồn lực này?
    Xem xét những người xung quanh bạn. Có thể có ai đó trong mạng lưới quan hệ của bạn sẵn sàng hỗ trợ.

Đôi khi, chúng ta có những nguồn lực mà mình không nhận ra. Chẳng hạn, có thể có những mối quan hệ rất gần gũi mà chúng ta có thể tận dụng được nguồn lực từ họ. Tuy nhiên, nếu không viết ra một danh sách các nguồn lực, chúng ta có thể bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để tiếp cận nguồn lực đó.

Nguyên tắc thứ 9: Mục tiêu cần hòa hợp trong tổng thể

Mục tiêu của một mặt trong cuộc sống cần hòa hợp với tất cả các mặt khác. Ví dụ, mục tiêu sự nghiệp cần hòa hợp với mục tiêu sức khỏe. Nếu đạt được mục tiêu sự nghiệp mà đánh mất sức khỏe, thì mục tiêu đó sẽ không bền vững.

Đây chính là ý niệm về hệ sinh thái. Hệ sinh thái của mỗi người bao gồm chính mình, những người xung quanh, cộng đồng, môi trường và thế giới. Để một mục tiêu bền vững, nó phải hòa hợp với hệ sinh thái tổng thể. 

Cụ thể, mục tiêu ấy cần phải:

  • Lợi mình, lợi người và lợi tất cả chúng sinh.
  • Không được hại mìnhKhông được hại người – Không được hại tất cả chúng sinh.
    Hãy cân nhắc tác động của mục tiêu đối với môi trường và thế giới xung quanh.

Nếu bạn đặt ra những mục tiêu không phù hợp và gây hại cho hệ sinh thái, thì dù có đạt được mục tiêu đó, bạn cũng sẽ phải đối mặt với những mất mát ở những khía cạnh khác trong cuộc sống. 

Một mục tiêu bền vững cần hòa hợp với tổng thể. Chỉ khi đó, bạn mới thực sự cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn.

Tổng kết

Trọng tâm của bài học này là 9 nguyên tắc quan trọng khi thiết lập mục tiêu. Bao gồm:

  • Nguyên tắc thứ 1: Công bố ở dạng tích cực. 
  • Nguyên tắc thứ 2: Hòa nhập vào tình huống
  • Nguyên tắc thứ 3: Xác định cụ thể kết quả
  • Nguyên tắc thứ 4: Tìm bằng chứng cho thấy mục tiêu đã hoàn thành
  • Nguyên tắc thứ 5: Mục tiêu đó có đáng mơ ước không?
  • Nguyên tắc thứ 6: Nó phải là của chính mình
  • Nguyên tắc thứ 7: Ngữ cảnh phù hợp
  • Nguyên tắc thứ 8: Xác định các nguồn lực
  • Nguyên tắc thứ 9: Mục tiêu cần hòa hợp trong tổng thể

Bài tập về nhà của bạn là hãy tự coaching mục tiêu cho bản thân theo các bước trong BÀI VIẾT NÀY.

Bạn cũng có thể dùng tài liệu trong bài viết 8 bước thiết lập mục tiêu thành công theo NLP để coaching cho thân chủ của mình để giúp họ thiết lập những mục tiêu khả thi và hiệu quả. 

Chúc bạn học tập hiệu quả!

Blog Học thôi miên

Chuyên trang kiến thức thôi miêntâm lý & NLP

Tác giả bài viết: Trần Đức Hưng – Trainer, Master Coach (ABNLP), Hypnotherapist (ABH)


GIỚI THIỆU: BỘ 3 CUỐN SÁCH ỨNG DỤNG NLP & THÔI MIÊN| GIÚP COACH NÂNG TẦM COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH

CUỐN 1: 21 NGÀY LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT THÔI MIÊN

Cung cấp quy trình 21 ngày học & thực hành để bạn…

  • Hiểu sâu về bản chất của tâm lý con người trong thôi miên.
  • Hiểu biết về khoa học thôi miên.
  • Nắm vững 4 bước của một tiến trình thôi miên trị liệu.
  • Làm chủ kỹ năng thôi miên cho bản thân
  • Phương pháp hiệu quả để giúp đỡ người khác thực hành thôi miên
  • Biết cách ứng dụng thôi miên để giúp bản thân và người khác giải quyết các vấn đề như: Hiểu bản thân, ngủ ngon, giảm đau, tăng động lực, thành công trong kinh doanh, tự tin từ bên trong, nói trước công chúng, giảm căng thẳng, bình an trong các mối quan hệ…

Qua 21 ngày đọc và thực hành, bạn sẽ nắm vững kiến thức tâm lý nền tảng đằng sau thôi miên, quy trình thôi miên, kỹ năng thôi miên và những kịch bản thôi miên cần thiết trong các mặt cuộc sống.

Bạn có thể tự tin áp dụng thôi miên cho bản thân, cũng như giúp đỡ THÂN CHỦ của bạn thực hành thôi miên hiệu quả.

MUA LẺ CUỐN 21 NGÀY LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT THÔI MIÊN TRÊN TIKIMUA COMBO ƯU ĐÃI 3 CUỐN

CUỐN 02: 70 KỊCH BẢN THỰC HÀNH THÔI MIÊN TRONG COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH

Khi bạn đã nắm vững kỹ năng thôi miên, bạn cần thêm các kịch bản thôi miên được soạn sẵn theo các vấn đề khác nhau. Cuốn sách này gồm 70 kịch bản coaching – trị liệu – chữa lành bằng thôi miên, được soạn bởi các chuyên gia.

🔹 Các kịch bản thôi miên chuyên sâu để giúp thân chủ giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong các lĩnh vực sức khỏe, sức khỏe tinh thần, sự nghiệp, phát triển bản thân, mối quan hệ…

🔹Mỗi vấn đề, có quy trình đầy đủ để bạn chỉ việc sử dụng trong các phiên coaching – trị liệu – chữa lành của riêng mình.

MUA LẺ CUỐN 70 KỊCH BẢN THÔI MIÊN TRÊN TIKIMUA COMBO ƯU ĐÃI 3 CUỐN

CUỐN 03: LÀM CHỦ PHƯƠNG PHÁP NLP TRONG COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH

Cuốn sách được viết bởi các tác giả có kinh nghiệm coaching Bằng NLP, là các NLP Trainer & NLP Master Coach. Các kỹ thuật trong cuốn sách này phù hợp với cả người mới bắt đầu và những người đã có kinh nghiệm coaching.

🔹 Tìm hiểu phương pháp NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy), một phương pháp mạnh mẽ để cài đặt tiềm thức theo ý muốn.
🔹 Hiểu phương pháp NLP từ cơ bản đến chuyên sâu.
🔹 Phát triển tư duy nền tảng để sử dụng NLP trong coaching – trị liệu – chữa lành.
🔹 Trang bị các kỹ năng sử dụng NLP.
🔹 Nắm vững các quy trình, kịch bản trong NLP trong coaching – trị liệu – chữa lành (kịch bản vô cùng chi tiết cho từng vấn đề cụ thể)

MUA LẺ CUỐN NLP TRÊN TIKIMUA COMBO ƯU ĐÃI 3 CUỐN

Các tác giả trong bộ sách đều là các CHUYÊN GIA trong lĩnh vực Tâm lý học, NLP, Thôi miên. Đội ngũ chuyên gia được chứng nhận từ các tổ chức uy tín trên thế giới và có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý, coaching – trị liệu – chữa lành. 

Ngoài kinh nghiệm sâu rộng của các chuyên gia trong lĩnh vực COACHING – TRỊ LIỆU – CHỮA LÀNH, cuốn sách cung cấp các kiến thức và quy trình hiệu quả, được nghiên cứu & tham khảo từ các tổ chức Uy tín trên thế giới trong lĩnh vực Tâm lý ứng dụng và Trị liệu bổ sung (ABH – ABNLP – ASCH)

(*) Lưu ý: Điều này không thể hiện rằng đây là bộ sách được phát hành bởi các Tổ chức trên.

Bộ công cụ không thể thiếu giúp thân chủ chuyển hóa ở tầng tiềm thức

✅ Bạn sẽ có trong tay những công cụ mạnh mẽ nhất để giúp thân chủ thay đổi nhanh chóng & sâu sắc.
✅ Nâng cao kỹ năng coaching & trị liệu, giúp bạn trở nên chuyên nghiệp & đáng tin cậy hơn.
✅ Trở nên tự tin khi thân chủ gặp rào cản, vì bạn đã có giải pháp để giúp họ vượt qua!
✅ Tạo ra kết quả thực tế & bền vững, khiến thân chủ tin tưởng và sẵn sàng đồng hành lâu dài với bạn.
✅ Gia tăng giá trị & sức ảnh hưởng của bạn, giúp bạn trở thành CHUYÊN GIA CHUYỂN HÓA XUẤT SẮC trong lĩnh vực của mình.

🚀 Sở hữu ngay bộ sách này và biến coaching – trị liệu của bạn lên một tầm cao mới!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang