Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên để biến ước mơ thành hiện thực. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ giống như một con thuyền lênh đênh trên biển mà không có la bàn – dễ lạc hướng và mất động lực. Như triết gia Seneca từng nói: “Nếu một người không biết mình đang đi đâu, thì chẳng có ngọn gió nào là thuận cả.”
Nhưng làm thế nào để thiết lập mục tiêu đúng cách? Nhiều người cảm thấy việc này phức tạp hoặc không biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo, mình ở đây để giúp bạn!
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 8 bước đơn giản để thiết lập mục tiêu hiệu quả. Dù bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp, cải thiện sức khỏe hay xây dựng một thói quen mới, những bước này sẽ giúp bạn định hình con đường rõ ràng và thực tế hơn.
Bây giờ, chúng ta cùng nhau đi vào chi tiết.

Khái niệm
Mục tiêu là gì?
Brian Tracy – một chuyên gia hàng đầu về phát triển cá nhân – từng nói: “Goals allow you to control the direction of change in your favor.” (Tạm dịch: Mục tiêu cho phép bạn kiểm soát hướng đi của sự thay đổi theo hướng có lợi cho bạn.)
Mục tiêu là đích đến cụ thể mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Mục tiêu giống như một tấm bản đồ giúp bạn định hướng cuộc sống. Nếu không có mục tiêu, bạn dễ bị cuốn theo dòng chảy của công việc và các tác động bên ngoài, làm việc một cách ngẫu nhiên mà không thực sự tiến bộ. Ngược lại, khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình cần làm gì, tại sao phải làm và bằng cách nào để đạt được kết quả mong muốn.
Hãy tưởng tượng bạn lên xe mà không có điểm đến, bạn sẽ chạy lòng vòng, lãng phí thời gian và nhiên liệu. Nhưng nếu bạn có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết rẽ trái hay phải, cần bao nhiêu thời gian và phải chuẩn bị gì cho hành trình.
Thiết lập mục tiêu là gì?
Tony Robbins từng nói: “Setting goals is the first step in turning the invisible into the visible.” (Tạm dịch: Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên để biến điều vô hình thành hữu hình.

Thiết lập mục tiêu là quá trình xây dựng một kế hoạch hành động nhằm định hướng và thúc đẩy cá nhân hoặc nhóm hướng đến kết quả mong muốn.1 Mục tiêu mang tính rõ ràng và cam kết hơn so với những mong muốn hoặc ý định thoáng qua. Khi một người thiết lập mục tiêu, họ chủ động và hành động để đạt được điều đó. Quá trình này tạo ra sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn trong tương lai. Từ đó, họ khơi gợi động lực hành động đạt mục tiêu.
Nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu thì thiết lập mục tiêu là quá trình xác định mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Nó bao gồm 3 phần:
- Cam kết thực hiện nó
- Xác định những gì bạn muốn
- Xác định cách bạn sẽ đạt được nó
Để tối ưu hóa hiệu quả, việc đặt mục tiêu thường tuân theo những nguyên tắc như mô hình SMART2 (nguyên tắc giúp đặt mục tiêu một cách hiệu quả, đảm bảo chúng rõ ràng, thực tế và dễ theo dõi).
SMART là viết tắt của năm yếu tố quan trọng:
- S (Specific) – Cụ thể: Mục tiêu cần được xác định rõ ràng, chi tiết, tránh chung chung. Ví dụ: Thay vì nói “Tôi muốn giảm cân”, hãy đặt mục tiêu “Tôi sẽ giảm 5kg trong 3 tháng tới.”
- M (Measurable) – Đo lường được: Mục tiêu phải có tiêu chí đo lường để theo dõi tiến độ. Ví dụ: “Mỗi tuần tôi sẽ tập thể dục ít nhất 4 buổi.”
- A (Achievable) – Khả thi: Mục tiêu cần thực tế, phù hợp với khả năng và nguồn lực hiện có. Không nên đặt mục tiêu quá xa vời khiến bạn dễ bỏ cuộc.
- R (Relevant) – Liên quan: Mục tiêu phải phù hợp với định hướng cá nhân hoặc tổ chức, giúp bạn tiến gần hơn đến mong muốn dài hạn.
- T (Time-bound) – Có thời hạn: Mục tiêu cần có mốc thời gian cụ thể để tạo động lực và tránh trì hoãn. Ví dụ: “Tôi sẽ hoàn thành khóa học kỹ năng trong vòng 2 tháng.”
Việc áp dụng mô hình SMART giúp bạn có lộ trình rõ ràng và tăng khả năng đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Ví dụ, nếu bạn nói: “Tôi muốn sống khỏe mạnh.” – đó là một mong muốn. Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu: “Tôi sẽ tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong 3 tháng.” – đó là một cam kết với hành động cụ thể.
Tại sao việc thiết lập mục tiêu lại quan trọng?
Thiết lập mục tiêu đem lại cho bạn nhiều lợi ích. Cụ thể, việc thiết lập mục tiêu rõ ràng và đúng cách sẽ giúp bạn:
- Định hướng rõ ràng: Mục tiêu giúp bạn xác định chính xác điều mình muốn đạt được. Thay vì nói chung chung “Tôi muốn thành công”, bạn sẽ có một mục tiêu cụ thể như “Tôi sẽ tăng thu nhập lên 30% trong 6 tháng tới bằng cách học thêm kỹ năng mới và mở rộng mối quan hệ.”
- Tạo động lực mạnh mẽ: Khi bạn biết mình đang hướng đến điều gì, bạn sẽ có lý do để nỗ lực mỗi ngày. Mục tiêu giống như ngọn hải đăng giúp bạn vững bước ngay cả khi gặp khó khăn.
- Giúp đo lường tiến độ: Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ khó biết mình đã tiến xa đến đâu. Nhưng khi thiết lập mục tiêu cụ thể, bạn có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh kế hoạch để đạt kết quả tốt hơn.
- Tăng sự tập trung và kỷ luật: Cuộc sống có rất nhiều thứ gây xao nhãng, từ mạng xã hội đến những công việc không quan trọng. Mục tiêu giúp bạn ưu tiên những việc thực sự cần thiết và rèn luyện tính kỷ luật.
- Xây dựng sự tự tin: Mỗi khi đạt được một mục tiêu, dù nhỏ hay lớn, bạn sẽ cảm thấy tự hào và tin tưởng vào bản thân hơn. Điều này tạo ra một vòng lặp tích cực, giúp bạn tiếp tục đặt ra những mục tiêu cao hơn.
- Mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn: Có một mục tiêu lớn giúp bạn sống với đam mê và cảm giác có giá trị. Bạn không chỉ làm việc để “kiếm sống” mà còn để phát triển bản thân, đóng góp cho xã hội và tạo ra một cuộc đời mà bạn mong muốn.
Nếu bạn chưa đặt mục tiêu cho năm mới 2025 này, hãy bắt đầu ngay bây giờ. Khi bạn biến việc thiết lập mục tiêu thành một phần cuộc sống, bạn sẽ thấy sự nghiệp của mình tăng tốc và bạn sẽ tự hỏi mình đã làm thế nào nếu không có nó!
Dưới dây là 8 bước để giúp bạn thiết lập mục tiêu thành công.
8 bước thiết lập mục tiêu thành công
Bước 1: Hãy xác định xem bạn muốn cái gì?
Hầu hết mọi người không làm được điều này. Chỉ có 10% biết chính xác và rõ ràng họ thực sự muốn điều gì?
Bạn muốn gì về sức khỏe của bạn, về tài chính hay gia đình của bạn?
Bạn cần phải rõ ràng và cụ thể nó. Hãy nhớ rằng tiềm thức của bạn chỉ làm việc để bạn đạt được mục tiêu của bạn khi nó rất rõ ràng.
Bước 2: Hãy viết nó ra
Chỉ 3% người trưởng thành đạt được mục tiêu của mình, và những người khác thì làm việc cho họ.
Viết nó ra, đây được gọi là: psycho-neuro-motor-activity (hoạt động vận động thần kinh). Khi bạn viết chính xác mục tiêu của mình ra giấy, nó sẽ kích hoạt toàn bộ sức mạnh tinh thần của bạn và sắp đặt chương trình trong trí não của bạn. Khi đó, tiềm thức của bạn sẽ làm việc 24h/ngày.
Bước 3: Chọn thời hạn hoàn thành
Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể để hoàn thành, việc này hoạt động như một hệ thống động lực ý thức và siêu ý thức của bạn. Đây thực sự là những động lực định hướng cho bạn để bạn đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Vì vậy, hãy chia thời hạn cho những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn. Hãy chia nhỏ mục tiêu và thời hạn hoàn thành – hãy luôn nghĩ về thời gian đó.
Bước 4: Lập danh sách
Lập danh sách tất cả các việc mà bạn nghĩ bạn cần làm để có thể đạt được mục tiêu đó. Hãy viết liên tục cho đến khi bản danh sách hoàn thiện. Khi bạn nghĩ ra cái gì mới, hãy viết ngay vào bản danh sách. Sẽ có điều tuyệt vời khi bạn chia nhỏ các mục tiêu trong danh sách.
Henry Ford đã nói: “Những việc lớn lao trên thế giới đều có thể đạt được, nếu như bạn biết tách nó ra thành những việc nhỏ đủ cần.”
Một số người hỏi rằng: “Biết thế nào là ĐỦ?” Và, câu trả lời là “khi nào ĐỦ nó sẽ ĐẾN!”
Bước 5: Sắp xếp danh sách
Làm thế nào để sắp xếp danh sách?
Có 2 cách để sắp xếp danh sách:
- 1 là theo trình tự: Theo thứ tự các công việc mà bạn cần làm.
- 2 là theo việc ưu tiên: Công việc nào quan trọng hơn, công việc nào ít quan trọng hơn.
Bây giờ bạn đã có mục tiêu, chia nhỏ nó theo Trình tự hoặc Ưu tiên. Như vậy bạn đã có một bản kế hoạch. Mục tiêu bạn đạt được theo bản kế hoạch nhiều khi còn phi thường hơn cả những gì bạn tưởng tượng.
Bước 6: Hãy hành động!
Hãy làm gì đó! hãy hành động nhanh chóng… Hãy làm gì đó ngay lập tức để thực hiện mục tiêu của bạn!
Bước 7: Hãy làm việc gì đó hàng ngày
Hãy làm việc gì đó hàng ngày để đưa bạn đến mục tiêu của bạn, cho dù có chuyện gì xảy ra.
Bây giờ là một bài tập dành cho bạn:
Hãy viết ra 10 việc bạn muốn làm trong năm 2018
Viết nó ra giấy, việc này chỉ mất 3 – 5 phút, nhưng nó sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.
Sau đó, bạn nhìn vào danh sách và tự hỏi: “Nếu như tôi chỉ có thể đạt được một mục tiêu, thì mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của tôi?”
Bước 8: Khoanh tròn mục tiêu lớn nhất & tập trung hành động
Hãy khoanh tròn mục tiêu đó, và đấy sẽ là mục tiêu lớn nhất cuộc đời bạn, là sự tập trung của bạn. Bạn có thể thực hiện những mục tiêu khác, nhưng đây sẽ là mục tiêu bạn dành trọn thời gian. Hãy viết nó ra một trang giấy trắng, chọn thời hạn hoàn thành, lên danh sách công việc cần làm, sắp xếp danh sách theo trình tự ưu tiên, hành động ngay và hành động hàng ngày.
Nếu bạn hành động như thể “Mình chỉ còn một ngày để sống” chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ thay đổi sâu sắc nhất. Bạn sẽ hoàn thành mục tiêu này ngoài sức tưởng tượng của bạn
Chúc bạn thành công!
Blog Học thôi miên
Chuyên trang kiến thức thôi miên, tâm lý & NLP
- Grant, Anthony M. (September 2012). “An integrated model of goal-focused coaching: an evidence-based framework for teaching and practice” (PDF). International Coaching Psychology Review. 7 (2): 146–165 (149). doi:10.53841/bpsicpr.2012.7.2.146 ↩︎
- Grant, Anthony M. (September 2012). “An integrated model of goal-focused coaching: an evidence-based framework for teaching and practice” (PDF). International Coaching Psychology Review. 7 (2): 146–165 (147). doi:10.53841/bpsicpr.2012.7.2.146 ↩︎