Bí mật “thuật thôi miên”: Những ứng dụng và cách học

Thuật thôi miên được xem là hình thức trị liệu tâm lý đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, được nhiều chuyên gia sử dụng và đặc biệt phổ biến ở các quốc gia Châu Âu như: Mỹ, Anh, Đức,…Tuy nhiên, trên phim ảnh lại thường có những bộ phim về việc nhân vật sử dụng thuật thôi miên vào các mục đích nguy hiểm hơn như: xuất hồn đi, phong ấn kí ức hay tạo ra các ảo ảnh thực tại đáng sợ khiến cho việc mỗi khi nhắc tới “thuật thôi miên” thì mọi người đều cảm thấy khá nhạy cảm và ngại.

Không chỉ vậy, phương pháp thôi miên trong hỗ trợ điều trị bệnh tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và ít nơi sử dụng nên mình làm bài viết này để hé lộ tấm màn bí mật về “thuật thôi miên” và cách thức ứng dụng của nó đối với sức khỏe, tinh thần của chúng ta. 

Thuật thôi miên là gì?

Thuật thôi miên đã có từ rất lâu…

Thuật thôi miên có một lịch sử lâu đời – từ thế kỷ 18, khởi xướng bởi Franz Anton Mesmer, vị bác sĩ người Áo tiên phong trong việc sử dụng thuật thôi miên để chữa bệnh dù gây nhiều tranh cãi. 1

Thuật thôi miên (hypnosis) bắt nguồn từ chữ hypnos (có nghĩa là ngủ) trong tiếng Hy Lạp. Thuật ngữ này do bác sĩ người Scotland – James Braid đặt. Braid đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học. Từ khi nó xuất hiện, thôi miên và những người sử dụng nó là đối tượng cho nhiều nghiên cứu, sự chỉ trích, sự tò mò và huyền bí.

Thuật thôi miên chắc chắn là…

Thuật thôi miên là một hình thức tâm lý trị liệu mà người thực hiện sử dụng các kỹ thuật để tạo ra trạng thái tâm trạng hoặc ý thức thay đổi ở người khác. Trong trạng thái thôi miên, người được thôi miên thường trở nên nhạy cảm hơn với các gợi ý hoặc chỉ dẫn từ người thực hiện thôi miên (chuyên gia thôi miên, chuyên gia tâm lý trị liệu, bác sĩ, giọng đọc của bạn,…).

Thuật thôi miên đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ y tế, trị liệu tâm lý, quân sự, phát triển bản thân đến giải trí…. Dù chưa có bất cứ lập trường chính thức công nhận về việc sử dụng thôi miên trong y học từ Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một báo cáo từ năm 1958 của Hội đồng Sức khỏe Tâm thần thuộc về hội này đã công nhận hiệu quả của thôi miên trong các bối cảnh lâm sàng.

Thuật thôi miên cũng đã được sử dụng trong pháp y, thể thao, giáo dục, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. “Thuật thôi miên lâm sàng có thể được sử dụng để điều trị một số vấn đề về thể chất cũng như tâm lý người bệnh. Ví dụ, nó thường được sử dụng để giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Nó còn được sử dụng trong một loạt các tình trạng khác chẳng hạn như các vấn đề về cân nặng, rối loạn ngôn ngữ và nghiện ngập.”Hello Bác sĩ.

Mục đích của thuật thôi miên thường là giúp người thực hiện thay đổi hành vi, thói quen, hoặc xử lý các vấn đề tâm lý như lo lắng; hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu; giảm cân; giảm đau, từ bỏ thói quen hút thuốc,.. Trong một số trường hợp, thuật thôi miên cũng được sử dụng cho mục đích giải trí, như trong các chương trình biểu diễn, được gọi là thôi miên biểu diễn sân khấu. 

Trang Hello bác sĩ viết: “Thuật thôi miên được định nghĩa như một trạng thái biến đổi của nhận thức, khi đó bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc trong trạng thái hôn mê.” 2

Phân loại phương pháp thôi miên

Các chuyên gia tâm lý trên thế giới cho biết, phương pháp thôi miên có thể thực hiện theo 2 cách, bao gồm: liệu pháp gợi ý liệu pháp phân tích tâm lý, cụ thể:

Liệu pháp gợi ý

Trong trạng thái thôi miên, người được thôi miên sẽ dễ dàng đáp ứng những đề xuất/gợi ý mà nhà thôi miên (chuyên gia thôi miên trị liệu) đưa ra. Do đó, nếu được thôi miên thành công, họ có thể thay đổi một số thói quen và hành vi nhất định.

Đồng thời, liệu pháp gợi ý cũng hỗ trợ người tham gia phiên thôi miên điều chỉnh nhận thức về mặt cảm giác, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp như: xoa dịu nỗi đau, làm giảm cơn đau vật lý như đau đầu, đau lưng, giảm đau trong phẫu thuật, giảm cảm giác khó chịu trong thai kỳ của các mẹ bầu (hypnobirthing),…

Liệu pháp gợi ý là liệu pháp thường xuyên được sử dụng hơn cả. Hầu hết các audio thôi miên, các kịch bản thôi miên hiện thịnh hành ở một số quốc gia như Úc, Anh, Mỹ,…và cả ở Việt Nam đều sử dụng liệu pháp đưa gợi ý trong các phiên thôi miên của chuyên gia.

Liệu pháp phân tích tâm lý

Kỹ thuật này được tiến hành dựa trên sự chia sẻ thật sự thoải mái giữa nhà thôi miên và người tham gia điều trị. Qua quá trình phân tích tâm lý, các chuyên gia có thể khám phá những câu chuyện thầm kín, khó nói mà người tham gia thôi miên thường không thể chia sẻ trong trạng thái bình thường. 

Phương pháp này thường hay được sử dụng bởi các chuyên gia thôi miên đồng thời là bác sĩ trị liệu, bác sĩ tâm lý. Họ sử dụng đặc biệt trong các trường hợp khách hàng của họ có những triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. 

Khi trải qua quá trình thôi miên, những tổn thương tâm lý của bệnh nhân bắt đầu sáng tỏ. Sau đó, họ sẽ được trị liệu tâm lý theo phương pháp thông thường.

Phương pháp này đòi hỏi chuyên gia thôi miên phải có đầy đủ kinh nghiệm, bằng cấp và những chứng chỉ hành nghề liên quan. 

Tôi có cảm giác gì trong quá trình sử dụng thuật thôi miên?

Thế thì, “Tôi sẽ có cảm giác gì khi bị thôi miên?” có lẽ sẽ là câu hỏi lớn đang xuất hiện trong tâm trí bạn. Và để làm rõ câu hỏi này, mình xin trả lời như sau: “Dù ở trong trạng thái thôi miên, bạn vẫn hoàn toàn nhận thức được môi trường xung quanh và không thể bị sai khiến hoặc thực hiện những hành động trái với ý muốn của mình. Các nghiên cứu về hoạt động não cho thấy rằng trong quá trình thôi miên, các hoạt động thần kinh vẫn duy trì ở mức cao.”

Trạng thái cảm xúc và trải nghiệm trong quá trình thôi miên có thể khác nhau tùy theo từng người và từng phiên thôi miên cụ thể mà người đó tham gia vào. 

Dưới đây là một số trạng thái thường gặp mà một người có thể trải qua trong quá trình thực hiện “thuật thôi miên”:

  • Sự thư giãn: Nhiều người mô tả cảm giác thư giãn sâu trong quá trình thôi miên, giống như trạng thái của sự thư giãn sau một phiên thiền định sâu. 
  • Tập trung sâu hơn: Trong trạng thái thôi miên, nhiều người cảm thấy khả năng tập trung cao độ hơn, sâu sắc hơn.  
  • Tâm trạng thay đổi: Có thể xuất hiện các trạng thái tâm trạng thay đổi, từ cảm giác vui vẻ và thoải mái đến cảm giác sâu lắng và yên bình.
  • Tăng sự nhạy cảm: Một số người cảm thấy mình trở nên nhạy cảm hơn đối với các gợi ý và ảnh hưởng từ người thực hiện thôi miên.
  • Sự đổi mới trong ý thức: Trong một số trường hợp, người được thôi miên có thể trải qua trạng thái ý thức thay đổi, trong đó họ có thể nhớ hoặc không nhớ được những điều đã xảy ra trong quá trình thôi miên.

Và để rõ ràng hơn, bạn hãy đọc bài viết về những cảm giác khi bị thôi miên mà mình chia sẻ trong Blog này. Nói chung, trải nghiệm thôi miên có thể khác nhau đối với mỗi người, và không phải tất cả mọi người đều trải qua cùng một trạng thái trong quá trình này.

Cảm giác rõ ràng nhất khi trải nghiệm “thuật thôi miên” là… thoải mái, thư giãn sâu

Nhiều người cũng đến gặp chuyên gia thôi miên và cảm thấy như họ đang rơi vào trạng thái hôn mê. Điều này giúp họ nhận ra sự khác biệt so với trạng thái ý thức thông thường của họ. Nhưng điều này là bình thường, vì khi được thôi miên, cảm giác có thể tương tự như trong trạng thái thư giãn sâu.

Dù bạn có trải qua trạng thái hôn mê đến mức độ nào đi chăng nữa, nó không nhất thiết phải là một trạng thái lạ lẫm. Trạng thái hôn mê mà bạn nghĩ không phải là điều “đáng sợ”, vì đó là một trạng thái tự nhiên và bình thường của bất cứ ai khi đang thư giãn sâu.

Một số người nghĩ rằng khi được thôi miên, họ sẽ chìm vào giấc ngủ, nhưng đó chỉ là một trong những hiểu lầm phổ biến. Thuật thôi miên không tương đương với việc đi vào giấc ngủ. Trong quá trình thôi miên, bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi điều xung quanh. Bạn vẫn có khả năng nghe và có quyền dừng quá trình thôi miên bất cứ lúc nào, vì bạn vẫn giữ quyền kiểm soát trong suốt quá trình này.

Một số người khi được thôi miên có thể nghĩ, “Tôi không biết liệu mình có đang bị ‘thuật thôi miên’ thao túng hay đang thư giãn.” Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy mở rộng tư duy và tin tưởng vào quyết định của các chuyên gia. Đồng ý với các đề xuất của họ và khi quá trình thôi miên kết thúc, bạn có thể thảo luận về điều này trong trạng thái tỉnh táo. Trong suốt quá trình thôi miên, quan trọng nhất là bạn thực sự chấp nhận các đề nghị từ chuyên gia và muốn thay đổi ở cấp độ tiềm thức.

Một ví dụ phổ biến về trạng thái thôi miên là khi bạn lái xe trong khoảng thời gian dài. Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác như đã lái xe một quãng đường khá dài và sau đó “giật mình tỉnh dậy” một cách đột ngột? Bạn biết rằng bạn đã tỉnh táo và lái xe an toàn suốt thời gian đó, nhưng bạn không thể nhớ chi tiết những gì hai bên đường và đang xảy ra trong quá trình lơ mơ đó? Điều này tương tự như trạng thái thôi miên.

Hoặc như khi bạn tham gia vào một buổi tụng kinh nhiều giờ đồng hồ. Bạn vẫn ngồi đó, tụng kinh như những đồng tu khác, nhưng sẽ có những lúc bạn hoàn toàn không nhớ bản thân mình đang đọc cái gì, não mình có thực sự tập trung không. Bởi khi tụng đủ lâu, tâm trí bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái thôi miên. 

Một ví dụ khác về trạng thái thôi miên là khi bạn đang xem TV. Có bao giờ bạn đã mê mải vào một chương trình mà bạn không nghe thấy ai gọi tên bạn, thậm chí khi họ gọi đến ba, bốn lần? Đây là một trạng thái gần giống với thôi miên.

Hướng dẫn tự học “thuật thôi miên” ngay tại nhà

Tìm hiểu “Thuật thôi miên” qua khóa học miễn phí của Trần Đức Hưng

Thôi miên là một kỹ năng bạn có thể tự học để cải thiện sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần của bản thân bạn. Các chuyên gia thôi miên trên thế giới đều đồng ý rằng bất cứ ai cũng có thể học thuật thôi miên tại nhà và thực hành chúng bào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bao gồm cả khi rảnh rỗi hoặc lúc vừa trải qua một sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt. 

Để tự học thuật thôi miên một cách bài bản, mình có quay sẵn một khóa học Nhập môn thôi miên để bạn từng bước nắm rõ khái niệm, quy trình thôi miên và tự thực hành được kỹ năng thôi miên ngay tại nhà mà không tốn bất cứ khoản phí nào, không phải nhờ đến bất cứ ai. 

Khóa học nhập môn thôi miên là mình chia sẻ hoàn toàn miễn phí, không có phí ẩn hay bất cứ khoản phụ thu nào để bạn tham gia học. 

Ngoài ra, nếu như bạn muốn sử dụng ngay các audio thôi miên để cải thiện bất cứ tình trạng nào như giảm cân, giảm đau, kết nối bản thân,… và kịch bản chuẩn do chính mình biên soạn, chính bản thân mình đọc thì bạn có thể vào Youtube, Podcast để nghe. Từ khóa là: Trần Đức Hưng thôi miên

Tìm hiểu Thuật thôi miên qua sách 21 ngày LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT THÔI MIÊN – NXB Hồng Đức

  • Bạn đã bao giờ tưởng tượng rằng mình có thể trò chuyện trực tiếp với tiềm thức của chính mình chưa?
  • Bạn muốn học cách sử dụng ngôn ngữ và tâm lý để hoạt động tích cực cho người khác?
  • Bạn tò mò về những ứng dụng kỳ diệu của thôi miên trong cuộc sống và công việc?

Nếu câu trả lời là “có,” thì đây chính là cuốn sách bạn không thể bỏ qua!

“21 Ngày Làm Chủ Nghệ Thuật Thôi Miên” được ví như một cuốn cẩm nang chi tiết và dễ hiểu, giúp bạn từng bước khám phá thế giới đầy cuốn hút của thuật thôi miên. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức thôi miên với những quy trình bài bản; nó còn là hành trình 21 ngày thực hành với từng KỊCH BẢN CHI TIẾT để bạn TỪNG BƯỚC LÀM CHỦ KỸ NĂNG THÔI MIÊN một cách an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.

Cuốn sách này có gì đặc biệt?

Thứ nhất, tiếp cận dễ dàng: Phù hợp cho cả người mới bắt đầu và những chuyên gia muốn nâng cao kỹ năng tự thôi miên.

Thứ hai, phương pháp thực hành rõ ràng: Cuốn sách cung cấp cho bạn QUY TRÌNH THỰC HÀNH BÀI BẢN – CHUẨN ABH (Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ), giúp bạn thực hành đúng kỹ thuật theo chuẩn quốc tế.

Thứ ba, tính ứng dụng cao: Cuốn sách giúp bạn hiểu được rằng: “Thuật thôi miên không còn là điều huyền bí, mà nó còn là cụ hữu ích để giúp bạn cải thiện giao tiếp, nâng cao sự tự tin,…thông qua phương pháp giao tiếp với tiềm thức” – bằng những kịch bản các tác giả cung cấp sẵn trong cuốn sách này”

Thứ tư, ngôn ngữ thuần Việt: Đây là cuốn sách tiên phong về thôi miên tại Việt Nam – Được viết, biên soạn bởi nhóm tác giả người Việt. Đặc biệt, một trong ba tác giả là thạc sĩ tâm lý nên việc hiểu sâu sắc văn hóa và tâm lý người Việt là điều đương nhiên.

Chính vì lẽ đó, đây chắc chắn là một cuốn sách tham khảo về Thuật thôi miên đáng để bạn tìm đọc. “21 Ngày Làm Chủ Nghệ Thuật Thôi Miên” sẽ dẫn dắt bạn từng bước đến với phiên bản xuất sắc nhất của chính mình thông qua phương pháp giao tiếp với tiềm thức bằng thuật thôi miên!

Sách hiện có BÁN TRÊN TIKI.

Tổng kết

Trong bài này mình đã giúp bạn hiểu thuật thôi miên là gì và những ứng dụng của thôi miên trong đời sống hàng ngày. Mình cũng đã chia sẻ đến bạn hai cách cơ bản nhất để bạn bắt đầu bước chân đầu tiên trong hành trình khám phá và làm chủ kỹ năng kỳ diệu này – Kỹ năng thôi miên.

Trong quá trình thực hành thôi miên, nếu gặp bất cứ khó khăn nào cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ mình qua email: hvthoimien@gmail.com

Chúc bạn thực hành thuật thôi miên tại nhà hiệu quả

Trần Đức Hưng

  • Chuyên gia thôi miên chứng nhận ABH (Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ)
  • Tác giả sách, cố vấn xây dựng thương hiệu chuyên sâu bằng sách và chương trình đào tạo

Tài liệu tham khảo:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B4i_mi%C3%AAn ↩︎
  2. https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/van-de-tam-ly-tam-than/tim-hieu-ve-thuat-thoi-mien-giup-tri-benh/ ↩︎

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang