Ý thức và tiềm thức – 7 cách “lập trình tiềm thức” để đạt được những gì bạn muốn

Bruce Lipton từng nói: “Tâm trí có ý thức của bạn là người tạo ra mong muốn, nhưng chính tiềm thức của bạn mới là nơi lưu giữ niềm tin, và chính những niềm tin đó sẽ quyết định kết quả của bạn.”

Ý thức ví như bề nổi của tảng băng chìm. Tiềm thức được ví như phần chìm của tảng băng ấy, tầng tâm trí mạnh mẽ này đảm nhận phần lớn công việc “nặng nhọc” trong quá trình tư duy của chúng ta. Hiểu được ý thức và tiềm thức, hiểu cơ chế hoạt động của nó sẽ giúp bạn khai phá những “năng lực tiềm ẩn” và đạt được những điều bạn muốn.

Ý thức và tiềm thức là gì?

Khoa học tâm trí chia tâm thức của con người thành hai phần cơ bản: 

  • Ý thức và Tiềm thức. 
  • Hai phần này có nhiệm vụ vận hành toàn bộ quá trình tư duy, tiếp nhận, xử lý thông tin và chi phối mọi hành vi của chúng ta.

Ý thức – Vai trò của ý thức 

Ý thức là phần tâm trí mà chúng ta nhận biết và kiểm soát, bao gồm những suy nghĩ, hành động, và quyết định hàng ngày. Ý thức cho phép ta suy luận, phân tích, và giải quyết vấn đề trong hiện tại. Nó được ví như như bề nổi của một tảng băng, nơi ta có thể nhìn thấy và kiểm soát trực tiếp.

Ý thức có những vai trò và nhiệm vụ như một “người gác cổng” của tiềm thức, cụ thể là:

  • Chức năng logic, lý luận và phân tích; 
  • Có khả năng phân biệt được đúng – sai; 
  • Có khả năng lưu trữ thông tin ngắn hạn;
  • Chức năng kiểm soát và định hướng; 

Tập trung lựa chọn và xử lý thông tin đầu vào. Ý thức với khả năng xử lý thông tin hữu hạn, đóng vai trò khởi động các chương trình bên trong tâm trí. 

=> Ý thức là phần chúng ta có thể kiểm soát được.

Tiềm thức – Vai trò của tiềm thức

Tiềm thức là phần tâm trí nằm ẩn sâu bên dưới, nơi lưu trữ ký ức, cảm xúc, thói quen, và niềm tin hình thành từ trải nghiệm quá khứ. Nó điều khiển các hoạt động tự động và thói quen, cũng như ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành vi của chúng ta mà đôi khi ta không nhận ra. Tiềm thức có sức mạnh lớn trong việc điều chỉnh cảm xúc và hướng dẫn hành vi theo các mô hình đã được “cài đặt” từ trước.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tiềm thức là một “kho” chứa tất cả dữ liệu và thông tin về con người từ khi hình thành bào thai cho đến thời điểm hiện tại. 

  • Đặc điểm của những thông tin và dữ liệu này là chúng ta không nhận biết được. 
  • Nghĩa của chữ Tiềm là “ẩn đi”. 
  • Ví dụ: khi nói ai đó có tài năng tiềm ẩn, tức là tài năng đó chưa được bộc lộ,
    • không thể nhìn thấy, 
    • không thể nghe thấy hay cảm thấy bằng các giác quan. 

=> Tiềm thức là phần tâm trí chứa những thông tin mà ta không nhận biết được. 

Tiềm thức có các vai trò chính sau:

  • Lưu trữ tất cả các ký ức; 
  • Tạo ra cảm xúc;
  • Trực giác; 
  • Tư duy bằng hình ảnh & biểu tượng; 
  • Vận hành cơ thể: Toàn bộ các hoạt động để duy trì sự sống như tim đập, hít thở, sự co bóp của dạ dày, cơ chế lọc của hệ bài tiết,…

Tại sao phải học về ý thức và tiềm thức?

Tâm trí con người được chia thành hai phần: ý thức và tiềm thức. Trong đó, tiềm thức đóng vai trò quan trọng như một kho tàng tri thức và tiềm năng vô hạn mà chúng ta có thể khai thác để thay đổi cuộc sống và đạt được thành công.

Vậy tại sao cần học về ý thức và tiềm thức? Có ba nguyên do chính:

  • Trước hết, hiểu về tiềm thức giúp bạn khám phá sâu hơn về bản thân và cách tâm trí hoạt động. Tiềm thức chứa đựng nguồn năng lượng vô hạn, có thể hỗ trợ bạn đạt mục tiêu và thay đổi theo hướng tích cực.
  • Thứ hai, khi hiểu về tiềm thức và ý thức, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc trong việc định hình cuộc sống.
  • Thứ ba, việc nghiên cứu về tiềm thức còn giúp bạn nắm bắt quy luật tâm lý, thiết lập mục tiêu, phát triển niềm tin, khả năng tự lãnh đạo và tư duy tích cực.

Tóm lại, học về ý thức và tiềm thức là cách giúp chúng ta mở rộng nhận thức về chính mình, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Nguyên lý hoạt động của tiềm thức

Để hiểu và biết cách vận dụng tiềm thức vào việc thay đổi hoặc sử dụng tiềm thức một cách hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu được nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của tiềm thức.

Thứ nhất, tiềm thức hoạt động theo bản năng tự nhiên

Dù chúng ta có cố ý hay không, tiềm thức vẫn hoạt động liên tục để duy trì sự sống, sự sinh tồn,…Tiềm thức của chúng ta hoạt động một cách hoàn toàn tự động mà không cần đến sự chú ý từ chúng ta.

Thứ hai, tiềm thức được lập trình để luôn tìm kiếm nhiều hơn

Khi bạn liên tục có những hành động/ lời nói lặp đi lặp lại, thì tiềm thức hưởng ứng theo kiểu “đồng ý và cho thêm”.

Ví dụ như việc bạn liên tục lặp đi lặp lại những câu như: “tôi không tự tin”; “tôi không có duyên ăn nói”; “tôi là người kém thông minh”; “tôi không có khả năng”… thì tiềm thức cũng sẽ hưởng ứng và hướng chúng ta đến việc gặp những điều như thế nhiều hơn.

Thứ ba, tiềm thức phát huy hiệu quả nhất khi phối hợp nhịp nhàng với ý thức.

Nếu giữa ý thức và tiềm thức không có sự đồng điệu, ta sẽ rơi vào tình trạng mâu thuẫn nội tâm và thiếu hụt nguồn lực. Khi đó, dù cố gắng đến đâu, kết quả đạt được cũng sẽ không như mong muốn.

Thứ tư, tiềm thức hoạt động dựa trên nguyên tắc tối thiểu hóa sự nỗ lực (ít nỗ lực)

Do đó, để kích hoạt tiềm năng của tiềm thức, ta cần đơn giản hóa vấn đề, giúp tiềm thức không cảm thấy quá áp lực hay đòi hỏi nhiều công sức. Khi mọi thứ trở nên dễ dàng, tiềm thức sẽ phản hồi tích cực.

Ví dụ như khi bạn muốn cải thiện thói quen đọc sách mỗi ngày. Thay vì ép bản thân đọc 50 trang mỗi ngày ngay từ đầu, hãy đặt mục tiêu đơn giản hơn, như đọc 5 trang trước khi đi ngủ. Khi tiềm thức nhận thấy nhiệm vụ này dễ thực hiện, nó sẽ không gây áp lực hay căng thẳng, giúp bạn duy trì thói quen đọc sách một cách tự nhiên. Sau một thời gian, bạn có thể tăng dần số trang mà vẫn không cảm thấy quá khó khăn hay phải nỗ lực quá nhiều.

Thứ năm, tiềm thức không nhận diện được ngôn ngữ phủ định.

Khi chúng ta sử dụng từ “không” trong câu lệnh, tiềm thức bỏ qua chữ phủ định và chỉ tập trung vào phần còn lại của thông điệp. Ví dụ, nếu tôi bảo bạn “đừng nghĩ về một ly cà phê nóng”, bạn sẽ ngay lập tức hình dung ra ly cà phê đó, mặc dù tôi vừa yêu cầu bạn không làm điều đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, điều này cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nói với bản thân. Ví dụ, nếu bạn liên tục nhắc nhở mình “không được quên công việc này”, thì tiềm thức chỉ tập trung vào từ “quên” và làm tăng khả năng bạn sẽ quên nó. Thay vào đó, hãy nói với bản thân “nhớ làm việc này”, tiềm thức sẽ hiểu và hỗ trợ bạn thực hiện điều đó.

Tương tự, khi giao tiếp với người lớn, thay vì nói “đừng lo lắng” khi ai đó đang gặp căng thẳng, hãy thử nói “hãy bình tĩnh”. Cách sử dụng ngôn ngữ tích cực này giúp tiềm thức tiếp nhận và hành động đúng hướng.

Thứ sáu, tiềm thức có sự kết nối mạnh mẽ với vũ trụ và trí tuệ vô hạn.

Đây là phần tâm trí không giới hạn, chứa đựng những khả năng và tiềm năng to lớn mà chúng ta vẫn chưa khám phá hết. Con người thường tự đặt ra giới hạn cho mình, trong khi tiềm thức lại có khả năng mở rộng vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng.

Tiềm thức không chỉ vận hành trí nhớ dài hạn, lưu giữ những kinh nghiệm, giá trị và niềm tin trong quá khứ, mà còn có thể xử lý hàng nghìn sự việc cùng lúc. Mỗi ngày, tiềm thức tiếp nhận và xử lý trung bình khoảng 4 tỷ mẩu thông tin, vượt xa khả năng của ý thức.

Ví dụ, khi bạn cần giải quyết một vấn đề phức tạp, thay vì tập trung suy nghĩ quá mức, hãy tin tưởng vào sức mạnh của tiềm thức. Bạn có thể thư giãn, tập trung vào việc đặt câu hỏi cho tiềm thức trước khi đi ngủ, và vào sáng hôm sau, bạn sẽ thấy mình có một giải pháp sáng suốt. Đây là cách mà tiềm thức, khi kết nối với trí tuệ vô hạn, hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều so với ý thức và giúp bạn tìm ra những câu trả lời sáng tạo.

Như vậy, chúng ta chỉ mới thực sự kiểm soát được phần ý thức, và tiềm thức thì, với tiềm năng vô hạn, chúng vẫn chưa được tận dụng hết.

7 cách để lập trình lại tiềm thức của bạn

Để lập trình lại tiềm thức vào việc đạt được kết quả mong muốn, chúng ta cần biết cách khai thác sức mạnh tiềm ẩn này qua các phương pháp cụ thể. Tiềm thức hoạt động như một công cụ mạnh mẽ, có thể hỗ trợ bạn đạt mục tiêu nếu được kích hoạt đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để tác động và thay đổi tiềm thức, giúp bạn tiến gần hơn đến thành công.

1. Hình dung và tưởng tượng

Tiềm thức của bạn có khả năng tiếp thu từ những trải nghiệm trước đây và cố gắng lặp lại những điều tốt đẹp, đồng thời tránh né những trải nghiệm không mong muốn. Tuy nhiên, điều này đôi khi có thể trở thành rào cản cho bạn.

Để tránh việc tiềm thức can thiệp vào những trải nghiệm mới hoặc né tránh các tình huống mà nó cho là tiêu cực, bạn có thể áp dụng phương pháp hình dung tưởng tượng.

Hình dung tưởng tượng là cách bạn tạo ra những hình ảnh sống động trong tâm trí về kết quả mà mình mong muốn. Khi bạn hình dung một cách chi tiết, tiềm thức sẽ “tin” rằng điều đó đang thực sự xảy ra và bắt đầu kích hoạt hành vi của bạn theo hướng đó — từ đó giúp bạn giải phóng những niềm tin cũ đã hình thành trong quá khứ.

Ví dụ, nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, hãy tưởng tượng mình đang ở vị trí mong muốn, cảm nhận sự tự tin và niềm vui khi đạt được điều đó. Việc lặp đi lặp lại hình ảnh này sẽ giúp tiềm thức định hướng hành vi của bạn theo mục tiêu.

Đây là một kỹ thuật bạn sẽ được học trong các khóa đào tạo NLP Practitioner và NLP Master Practitioner.

Mẹo: Ngay cả khi bạn không cố gắng tránh phản ứng tiêu cực của tiềm thức, bạn vẫn có thể sử dụng hình dung để thúc đẩy bản thân hướng tới mục tiêu mong muốn. Bạn càng hình dung điều bạn mong muốn chân thật bao nhiêu, tiềm thức của bạn càng dễ dàng liên kết với các hành vi bạn cần thực hiện để đạt được thực tế đó bấy nhiêu.

2. Thôi miên và tự ám thị

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hình dung tưởng tượng, thôi miên chính là lựa chọn tốt và tối ưu.

Thôi miên có thể được sử dụng để truy cập vào tiềm thức của một người nhằm thay đổi những suy nghĩ và hành vi không mong muốn. Bằng các kỹ thuật riêng biệt, thôi miên có thể giúp cho một người thấu hiểu và giải phóng những hạn chế bên trong tiềm thức của mình, cài đặt giá trị, niềm tin, tư duy và hành vi mới để đạt được mục tiêu mới.

Thôi miên và tự ám thị là quá trình đưa tiềm thức vào trạng thái thư giãn sâu, từ đó có thể đưa ra những gợi ý tích cực để “cài đặt” vào tiềm thức. Bạn có thể thực hành thôi miên nhẹ bằng cách tự đưa bản thân vào trạng thái thư giãn sâu qua hơi thở, sau đó tự nhắc nhở những câu khẳng định tích cực như “Tôi đủ khả năng và tự tin để đạt được thành công”. Điều này giúp tiềm thức chấp nhận những niềm tin mới và loại bỏ những giới hạn cũ.

Bạn có thể tự học thôi miên và tạo cho mình những bản ghi ưng ý hoặc sử dụng những bản ghi có hướng dẫn trên Youtube, như: thôi miên vượt qua trì hoãn; thôi miên nâng cao sự tự tin;…

Lưu ý là, để bài thôi miên có hiệu quả, bạn cần tin đây là một phương pháp hữu ích và hiệu quả ngay từ đầu. Phương pháp này có thể không phù hợp với mục tiêu của bạn nếu như bạn nghi ngờ về nó.

  • Để hiểu rõ hơn về thôi miên, bạn nên đọc bài THÔI MIÊN TIỀM THỨC – Khái niệm, lợi ích & cơ chế hoạt động

3. Ăn mừng những thành công nhỏ

Giả sử như bạn đang đặt mục tiêu giảm cân và duy trì lối sống lành mạnh. Thay vì chỉ chờ đợi đến khi đạt được mục tiêu lớn như giảm 10 kg, bạn có thể ăn mừng những thành công nhỏ trên hành trình này.

Giả sử tuần này bạn đã tuân thủ kế hoạch ăn uống và tập thể dục đều đặn trong 5 ngày liên tiếp. Hãy ghi nhận và tự chúc mừng bản thân vì thành tích này bằng cách thưởng cho mình một buổi thư giãn nhẹ nhàng, ví dụ như xem một bộ phim yêu thích hoặc dành thời gian đi dạo nơi mình thích. Tiềm thức sẽ cảm nhận được sự vui vẻ và hài lòng từ những hành động này, ghi nhận chúng là kết quả tích cực, từ đó tiếp tục thúc đẩy bạn kiên trì theo đuổi mục tiêu lâu dài.

Khi mỗi thành công nhỏ đều được đánh giá cao, tiềm thức sẽ hiểu rằng bạn đang tiến bộ và sẽ củng cố thêm niềm tin rằng việc đạt được kết quả mong muốn là hoàn toàn khả thi. Điều này tạo ra động lực bền vững, giúp bạn tiếp tục kiên trì, tạo nên chuỗi thành công lớn hơn trong tương lai.

Hãy nhớ ghi nhận mỗi bước tiến nhỏ và tự thưởng cho bản thân, dù là những bước nhỏ nhất, để khuyến khích tiềm thức làm việc mạnh mẽ hơn.

4. Khẳng định tích cực (Affirmation)

Nếu bạn thấy rằng tiềm thức của mình liên tục nuôi dưỡng những suy nghĩ tiêu cực, tư duy tiêu cực, mâu thuẫn nội tâm,…bạn cần phải bắt đầu chống lại sự tiêu cực trong tiềm thức đó bằng sự tích cực có ý thức. Bạn cần phải chọn một câu nói mang tính khẳng định tích cực để sử dụng ngay mỗi khi những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực xuất hiện.

Khẳng định tích cực (Hay còn gọi là Tự ám thị – Tiếng Anh là Affirmation) là cách bạn lặp đi lặp lại những câu nói tích cực để “lập trình” lại tiềm thức. Những câu khẳng định cần ngắn gọn, rõ ràng và hướng tới mục tiêu cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn muốn tự tin hơn trong giao tiếp, hãy lặp lại câu “Tôi tự tin và bình tĩnh khi giao tiếp với người khác” mỗi ngày. Sự lặp đi lặp lại này sẽ giúp tiềm thức dần tin tưởng và dẫn dắt bạn hành động theo niềm tin đó.

Hoặc, bạn có thể tự tạo năng lượng cho chính mình bằng việc tự nói những câu khẳng định tích cực như: “Mọi nguồn lực thành công đều có trong tôi. Tôi mạnh mẽ. Tôi tự tin. Tôi quyết đoán. Tôi hành động. Yes!”

5. Tạo môi trường tích cực

Tiềm thức của bạn liên tục hấp thụ thông tin và rút ra kết luận cũng như hình thành niềm tin dựa trên thông tin đó. Nếu môi trường hàng ngày của bạn tràn ngập sự tiêu cực và xung đột, hãy tưởng tượng xem những loại thông điệp nào đang được hấp thụ vào tâm trí bạn?

Tiềm thức rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Hãy tạo ra một môi trường tích cực, nơi bạn thường xuyên tiếp xúc với những thông điệp động viên, những con người ủng hộ và các yếu tố mang tính khích lệ bạn. Điều này giúp tiềm thức luôn được “nuôi dưỡng” bởi những tín hiệu tích cực, giúp bạn có thêm động lực và sự tự tin trên con đường hành động đạt mục tiêu.

6. Thực hành chánh niệm

Chánh niệm là một công cụ mạnh mẽ để bạn lập trình lại tiềm thức và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Về cơ bản, chánh niệm là thực hành duy trì sự hiện diện 100% trong từng khoảnh khắc, không phán xét và với ý thức nhận thức cao hơn. 

Ví dụ, bạn có thể thực hành chánh niệm bằng việc thở chánh niệm. Tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại và tập trung sự chú ý vào hơi thở. Chú ý đến từng hơi thở vào – ra của cơ thể. Bài tập đơn giản này có thể giúp bạn bình tĩnh tâm trí, giảm căng thẳng và tăng khả năng tập trung của bạn.

7. Tự chăm sóc bản thân với thái độ tích cực

“Tự chăm sóc bản thân với thái độ tích cực” là việc bạn ưu tiên một cách có ý thức các hoạt động và thói quen để nuôi dưỡng tư duy tích cực và lành mạnh. 

Ví dụ, bạn chủ động trong việc thực hành chánh niệm, chủ động tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo ngủ đủ giấc, vây quanh mình bởi những điều tích cực… đều góp phần vào việc giúp bạn tái lập trình tiềm thức để đạt được điều bạn mong muốn.

Tổng kết

Ý thức và tiềm thức là hai phần quan trọng trong tâm trí, vận hành song song để điều khiển mọi hoạt động và hành vi của con người. Ý thức là phần ta có thể kiểm soát, sử dụng để suy luận, phân tích và ra quyết định trong hiện tại. Trong khi đó, tiềm thức đóng vai trò như một kho dữ liệu khổng lồ, lưu trữ ký ức, cảm xúc và hình thành thói quen theo những mô hình đã được “cài đặt” từ quá khứ.

Hiểu và khai thác tiềm thức mang lại nhiều lợi ích, giúp ta khám phá bản thân, định hướng hành vi và đạt được mục tiêu. Thông qua các phương pháp như hình dung, khẳng định tích cực và xây dựng môi trường tích cực, ta có thể dần lập trình lại tiềm thức, mở ra tiềm năng vô hạn của mình. Sự đồng điệu giữa ý thức và tiềm thức là chìa khóa để vượt qua giới hạn, tạo ra những thay đổi tích cực, và đạt được thành công bền vững trong cuộc sống.

Chúc bạn hiểu được ý thức và tiềm thức, vận dụng sức mạnh tiềm thức vào việc đạt được kết quả mong muốn thành công

Blog Học thôi miên

21 NGÀY LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT THÔI MIÊN| Bí quyết thay đổi tiềm thức – Làm chủ cuộc đời!

Bạn có biết rằng 95% hành vi và quyết định của bạn đến từ tiềm thức? Nếu muốn bứt phá giới hạn, loại bỏ nỗi sợ hãi, thu hút thành công,… bạn cần thay đổi từ gốc rễ – tiềm thức!

📖 Cuốn sách “21 NGÀY LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT THÔI MIÊN” sẽ giúp bạn:

  • Nắm vững kiến thức căn bản về thôi miên, kiến thức về quá trình tâm lý con người đằng sau kỹ thuật thôi miên.
  • Nắm vững quy trình các bước để tiến hành một phiên thôi miên và từng kỹ thuật trong các bước ấy
  • Biết cách dùng thôi miên để kết nối với tiềm thức, cài đặt tiềm thức theo ý muốn
  • Biết cách đưa bản thân vào trạng thái thôi miên nhanh, để cài đặt tiềm thức hiệu quả hơn
  • Biết cách tự thôi miên tại nhà dễ dàng, an toàn và hiệu quả
  • Biết cách ứng dụng thôi miên để giải quyết các vấn đề, và đạt được các mục tiêu trong các mặt cuộc sống.

🚀 Cuốn sách tập trung vào giải thích thôi miên một cách khoa học và đơn giản nhất; cung cấp cho bạn CHÍNH XÁC những bước cần thực hiện để làm chủ phương pháp thôi miên, để tạo ra sự chuyển hóa GỐC RỄ và BỀN VỮNG trong cuộc sống. 

🎁 Quà tặng riêng từ BLOG HỌC THÔI MIÊN: 9 bản Audio THÔI MIÊN cho 9 vấn đề khác nhau, giúp bạn áp dụng ngay lập tức!

📌 Đừng để tiềm thức kiểm soát bạn – Hãy làm chủ nó ngay hôm nay!
👉 Đặt sách ngay TẠI LINK NÀY hoặc MUA TRÊN TIKI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang